Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bức tranh toàn cảnh kinh tế 9 tháng qua

Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) trong 9 tháng năm 2010 ước tính tăng 6,52% so với 9 tháng năm 2009, trong đó quý I tăng 5,83%; quý II tăng 6,4% và quý III tăng 7,16%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 4,62% của cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng truởng kinh tế khả quan


Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế 9 tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,89%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29%, đóng góp 3,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,24%, đóng góp 3,01 điểm phần trăm. Trong tổng sản phẩm quốc nội  chín tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,09%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,85%; khu vực dịch vụ chiếm 38,06%.

Cụ thể, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 155,3 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm nông nghiệp đạt 108,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4%; lâm nghiệp đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1%; thuỷ sản đạt 41,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3%.

Ngoài ra, tính chung trong 9 tháng năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 574,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 12,3%; địa phương quản lý giảm 3,4%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 12,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,4% (dầu mỏ và khí đốt giảm 4,4%, các ngành khác tăng 20,3%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước tính tăng 14% so với năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 9,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 12,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,7%.

Thêm vào đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2010 ước tính đạt 1146,2 nghìn tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 15,4%. Còn tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông trong 9 tháng năm 2010 ước tính đạt 95,7 nghìn tỷ đồng, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Tập đoàn Bưu chính viễn thông đạt 62,5 nghìn tỷ đồng, tăng 34,2%.

Tăng trưởng ... bền vững

Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện trong  tháng năm 2010 ước tính đạt 602,8 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 226,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng vốn và tăng 30,2%; khu vực ngoài Nhà nước 222 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,8% và tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 154 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% và tăng 10,7%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện trong 9 tháng ước tính đạt 106,1 nghìn tỷ đồng, bằng 82,7% kế hoạch năm.
 
Bên cạnh đó, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/9/2010 đạt 12,2 tỷ USD, bằng 87,3% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 720 dự án được cấp phép mới đạt 11,4 tỷ USD, giảm 13,1% về số dự án và tăng 37,3% về số vốn so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bổ sung của 153 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 783 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng năm 2010 ước tính đạt 8 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong 9 tháng năm 2010, tổng trị giá vốn ODA được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2209 triệu USD, bao gồm vốn vay đạt 2108 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 101 triệu USD. Giải ngân vốn ODA trong 9 tháng ước tính đạt 1920 triệu USD, bằng 79% kế hoạch năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009.

Thêm vào đó, Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2010 ước tính bằng 78,2% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 77,2%; thu từ dầu thô bằng 66,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 89,8%. Trong đó, Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2010 ước tính bằng 78,2% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 77,2%; thu từ dầu thô bằng 66,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 89,8%.

Đặc biệt, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2010 tăng 1,31% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong 6 tháng qua kể từ tháng 3/2010 với mức tăng trên 1%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng cao là do thực hiện lộ trình tăng học phí từ năm học 2010-2011 theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ở hầu hết các địa phương trên cả nước, yếu tố này đóng góp 0,68% vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng cả nước. Mặt khác, việc điều chỉnh tăng giá xăng, dầu từ ngày 09/8/2010 tiếp tục ảnh hưởng làm tăng giá hàng hoá và dịch vụ trong tháng 9.

(tamnhin)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!