Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các ngân hàng thương mại trong cuộc đua lãi suất

Hiện, theo quy định của Ngân hàng nhà nước “trần” lãi suất huy động và cho vay không vượt quá 10,5%/năm. Cuối năm, nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế rất lớn; đối với các ngân hàng thương mại (NHTM), bên cạnh chuẩn bị nguồn vốn cho nhu cầu trên, những động thái của Chính phủ cho gói kích cầu thứ 2 đặt các ngân hàng vào trạng thái phải sẵn sàng.. Chính 2 yếu tố trên đã đẩy các NHTM vào cuộc đua  lãi suất.

 

Lãi suất VND đua nhau tăng 

 

Đặc điểm của cuộc đua lãi suất này là lãi suất tăng đối với những loại kỳ hạn ngắn hạn, cụ thể lãi suất huy động các kỳ hạn: 1 tháng ;2 tháng; 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng và 12 tháng tại Ngân hàng SEABANK lần lượt là 9,6%; 9,75%; 9,9%; 9,75%; 9,54%; 9,6%, tại Ngân hàng quân đội lần lượt là 8,9%; 8,95%;  9,45%; 9,55%; 9,6%; tại Ngân hàng Hàng hải kỳ hạn 1 tháng là 9,2%; tại ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB) kỳ hạn 1 tháng là 9,99%; Ngân hàng TMCP Đại Á kỳ hạn 1 tháng là 9,5%. Lãi suất cho vay qua đêm là 6,49%.

 

Việc Ngân hàng nhà nước thông báo sẽ thanh tra các ngân hàng có lãi suất huy động trên 10%/năm, xem như đã “ngầm hiểu” khống chế trần lãi suất động huy động, và cơn khát vốn được thể hiện đã có ngân hàng thương mại niêm yết lãi suất huy động là 9,99%/năm. Nếu tính sơ sơ, giá vốn huy động là 9% và cho vay 10,5% chắc chắn các Ngân hàng thương mại không thể có lời bởi nếu ngân hàng huy động đuợc 100 đồng thì phải dự trữ bắt buột 3 đồng, chi phí bảo hiểm tiền gửi, dự trữ thanh toán, chi phí hoạt động…xem như là thua chắc.  

 

Lãi suất huy động và cho vay USD cũng tăng

 

Hiện tại lãi suất huy động đồng USD là khoảng từ  2,5%-4,15%/năm; các kỳ hạn 1 tháng; 2 tháng; 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng và 12 tháng tại ngân hàng TMCP Sài gòn lần lượt là: 2,5%; 2,8%; 3,1%; 3,3%; 3,4% và 3,5%. Tại ngân hàng quân đội lần lượt là 2,1%; 2,15%; 2,45%; 2,7%; 2,8%; 3,15% và 3,5%.

 

Lý giải cho sự tăng lãi suất đối với đồng USD được cho là nhu cầu mua USD để thanh toán hàng nhập khẩu của các thành phần kinh tế, ước tính nhập siêu của năm 2009 là khoảng 12,6 tỷ USD.  

 

Đến tháng 10.2009, tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng là 25,72% so với năm 2008, trong khi mức tăng trưởng tín dụng đã là 33,29% đã cho thấy “độ lệch” giữa huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng từ đầu năm đến nay; Tín dụng nội địa đạt 1,5 triệu tỷ đồng (hơn 88 tỷ USD với tỷ giá là 17.000 USD/VND), tỷ lệ nợ xấu là 2,46%.

 

Việc duy trì chính sách khống chế trần-sàn lãi suất dựa trên lãi suất cơ bản 7% như hiện nay giúp Ngân hàng nhà nước kiểm soát được dòng tiền dịch chuyển trong nền kinh tế, nhưng lại làm chật hẹp và gây khó khăn không nhỏ đối với các ngân hàng thương mại nhất là đối với các ngân hàng thương mại vừa và nhỏ trong việc huy động cũng như cho vay và để đảm bảo tính thanh khoản các NHTM sẽ phải mua, bán vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất qua đêm, thỏa thuận trái với chỉ thị 01 ngày 22.5.2009 của Thống đốc NHNN, đồng thời làm gia tăng thêm chi phí đối với các ngân hàng thương mại. 

 

Mặt khác, với chính sách khống chế lãi suất như hiện tại,  việc huy động vốn bằng trái phiếu chính phủ trong năm nay chắc chắn sẽ không đạt được bởi lãi suất Trái phiếu không hấp dẫn bằng những kênh đầu tư khác, cũng như lạm phát được khống chế dưới 7% trong năm nay thì đầu tư trái phiếu sẽ không được ưu tiên lựa chọn. Tổng huy động từ Trái phiếu chính phủ từ 1991-2008 là khoảng 300.000 tỷ đồng và hơn 300 triệu USD, nợ chính phủ vào khoảng 44,6%GDP;

 

Theo kế hoạch năm 2009 Chính phủ phải huy động bằng trái phiếu là 126.000 tỷ đồng, nhưng đến hết tháng 10.2009 con số này mới chỉ đạt 20.870 tỷ đồng. Và để “có tiền” cho các gói kích cầu, Chính phủ sẽ phải sử dụng các công cụ “bắt buột” để huy động vốn từ với các ngân hàng thương mại. 

 

Và  như vậy, hai nguyên nhân: huy động vốn để  đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và  phục vụ các chính sách tiền tệ trong “không gian chật hẹp của trần sàn lãi suất cơ bản 7%” đã đặt các ngân hàng thương mại vào cuộc đua lãi suất quyết liệt trong thời gian từ đây cho đến cuối năm.

(Theo TỐNG QUANG // Báo Nhân dân điện tử)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Thị trường bảo hiểm: Vẽ lại bản đồ thị phần
  • Rà soát giao dịch tiền mặt có giá trị lớn
  • Hỗ trợ 100% lãi suất cho đơn vị thu mua lúa gạo
  • Cho vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh
  • Ngân hàng tăng lãi suất huy động: 'Đói' vốn?
  • Mức phí duy nhất cho giao dịch chuyển khoản ngoài hệ thống của Techcombank
  • Thận trọng khi thanh khoản thấp
  • Thanh toán điện tử có website riêng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!