Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần một giải pháp đặc biệt

 Biến động của chi phí đầu vào cùng với độ trễ của một số chính sách đã thực hiện khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm nay ở mức 7% ở vào tình thế khó. Trong tình thế ấy, theo các chuyên gia, nhiệm vụ khó cần phải có giải pháp đặc biệt.

Theo phân tích của các chuyên gia, trong tháng 3/2010, chỉ số giá tiêu dùng sẽ chịu tác động của một số yếu tố như ảnh hưởng trễ của sự điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngày 21/2 từ mức 16.900 đồng/lít lên 17.490đồng/lít.

Nhìn lại bài học từ đợt tăng giá xăng dầu mới đây, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, thời điểm điều chỉnh “không thuyết phục”, việc điều chỉnh chưa đúng quy trình, rơi vào ngày nghỉ và ngoài giờ hành chính, doanh nghiệp không thông tin kịp thời và đã gây khó khăn cho việc phối hợp thông tin giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý và công luận.

Ông Thỏa nhấn mạnh, nếu công tác thông tin không kịp thời và rõ ràng, công tác tuyên truyền không được làm tốt sẽ dẫn tới việc tăng giá theo “hội chứng tâm lý” như đã xảy ra trong thực tế.

Tác động trễ của dư cung tiền cuối năm 2009, tăng trưởng tín dụng năm 2009, tăng trưởng tín dụng năm 2009 ở mức 37,73% và sự điều chỉnh chính sách tiền tệ hai tháng đầu năm nay cũng như chính sách tăng giá điện 6,8% kể từ đầu tháng 3/2010 cũng sẽ tác động tới CPI tháng 3 này.

Việc điều chỉnh tỷ giá khiến chi phí nhập khẩu tăng lên. “Sản xuất của Việt Nam phụ thuộc khá lớn (khoảng xấp xỉ 70%) vào nguyên, nhiên vật liệu nước ngoài nên việc điều chỉnh tỷ giá sẽ khiến lạm phát tăng, các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên vật liệu và máy móc nhập khẩu sẽ gặp khó khăn” ông Phạm Ngọc Tuyến, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tài chính nhấn mạnh.

Thông tin thị trường theo báo cáo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tuy có xu hướng giảm so với thời điểm giáp Tết và sau Tết song nhiều mặt hàng có xu hướng tăng giá so với tháng 2 như: giá thép, giá gas, giá phân bón urê, giá một số loại thức ăn chăn nuôi...

Giải pháp cần có

Từ thực tế này, mới đây, trong cuộc gặp gỡ với các tập đoàn, tổng công ty 91, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhiệm vụ ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức 7% và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5% có đạt được hay không còn phụ thuộc vào việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn và TCT nhà nước.

Lực lượng doanh nghiệp nhà nước chính là lực lượng quan trọng cùng chính phủ kiềm chế lạm phát. “Giá các mặt hàng quan trọng nằm trong tay doanh nghiệp nhà nước như điện, than, xăng dầu...Thực hiện giá thị trường nhưng phải có kiểm soát và đưa ra giá nào thì doanh nghiệp phải tính toán, cân đối để vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát”.

Thủ tướng khẳng định, năm nay giá điện chỉ được tăng 6,8% như vừa áp dụng, giá than cũng chỉ được tăng giá bán cho ngành điện như Chính phủ vừa quyết định và không tăng nữa. Giá lương thực cần phải được ổn định không gây sốt giá và các doanh nghiệp nhà nước, các TCT lương thực phải thực hiện nhiệm vụ thu mua lúa gạo trong dân với giá mua đảm bảo cho người nông dân có được lợi nhuận ít nhất là 30% nhưng cũng phải đảm bảo cung ứng đủ lương thực, thông tin rõ ràng không để dân lo, không để giá lương thực tăng cao kéo chỉ số giá tiêu dùng tăng lên.

Triển khai những nhiệm vụ này, Bộ Tài chính đã đề nghị các địa phương khẩn trương thành lập các đoàn thanh tra thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá và thuế tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đối với sáu nhóm mặt hàng gồm: xi-măng, thức ăn chăn nuôi, thép xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học và đường ăn.

Bộ Tài chính cũng đã có Công văn số 2729/BTC-QLG yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối thực hiện điều hành giá xăng, dầu theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước, điều chỉnh giá theo sát diễn biến giá xăng, dầu trên thị trường thế giới. Khi giá xăng, dầu trên thị trường thế giới giảm cần điều chỉnh giảm giá bán kịp thời. Từ nay đến hết tháng 6/2010, doanh nghiệp cần giãn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá.

Mới đây, ngày 22/3/2010 Bộ Tài chính đã có văn bản số 3500/BTC-QLG đề nghị trước mắt các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa điều chỉnh tăng giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu...

Đây là một trong các biện pháp kiềm chế lạm phát và “hoàn cảnh đặc biệt cần có biện pháp đặc biệt”.

Tuy thế, “các chính sách kiểm soát giá có thể cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhưng cần có kế hoạch rút lui khi kỳ vọng lạm phát bị đẩy lùi”, TS Phạm ngọc Tuyến lưu ý.

(Báo tổ quốc)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Khơi dòng vốn để phục vụ cho đầu tư phát triển
  • Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam: Hướng tới nền tài chính minh bạch
  • Hợp thức hóa lãi suất
  • Xu hướng kéo giảm lãi suất thị trường
  • Thu ngân sách nhà nước quý I đạt 115.820 tỷ đồng
  • “Điều tiết lãi suất thị trường giảm dần”
  • Doanh nghiệp mạnh tay vay USD
  • TP.HCM rót 921,6 tỉ đồng bình ổn giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!