Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khơi dòng vốn để phục vụ cho đầu tư phát triển

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: Internet).
Câu chuyện về huy động và sử dụng nguồn vốn cho đầu tư phát triển luôn là bài toán đau đầu cho mỗi nền kinh tế. Năm nay, dự kiến khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 800.000 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2009, bằng xấp xỉ 41% GDP.

Huy động mọi nguồn lực xã hội

Đã từng có ý kiến cho rằng, năm 2010, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải đối mặt với thiếu hụt tài chính khiến chi phí cho vay cao hơn, hạn mức tín dụng thấp hơn và dòng vốn quốc tế giảm.

Việc chỉ số ICOR (hệ số sử dụng vốn) lên tới 8 cũng là một rào cản trong việc huy động vốn.

Trong khi đó, mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước sẽ chỉ chiếm khoảng 15,9%, vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 7,1%, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 7% còn lại các nguồn vốn khác từ xã hội sẽ khoảng 70%.

Theo báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương, tới thời điểm này, nguồn vốn đầu tư đã được phân bổ và giao kế hoạch tới các đơn vị cơ sở. Kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đã sớm triển khai, như dự án ngành giao thông (28.800 tỷ đồng), địa phương (13.300 tỷ đồng); các dự án ngành thủy lợi (13.600 tỷ đồng)...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng năm nay có thể cao hơn năm ngoái, nhưng phải tới năm 2011, Việt Nam mới có thể lấy lại đà tăng trưởng như trước thời kỳ suy thoái.

Do đó, bộ đã đưa ra một số đề xuất nhằm tạo nguồn lực cho nền kinh tế như đối với đầu tư phát triển của Nhà nước, chưa thu hồi các khoản vốn ứng trong năm 2009 mà cho sử dụng các khoản vượt thu năm 2008, 2009 và bội chi tăng thêm năm 2009 để thanh toán; kéo dài thời gian giải ngân vốn trái phiếu chính phủ bổ sung mới được giao...

Bộ cũng kiến nghị năm 2010 không tiếp tục áp dụng chính sách miễn, giảm thuế như năm 2009, nhưng cho phép dãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ba tháng đối với doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da giày... để giảm gánh nặng dồn thuế từ 2009.

Việc huy động nguồn lực xã hội cho lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng rất được chú trọng.

Trong cuộc họp mới đây của Chính phủ về việc lĩnh vực này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện trình Thủ tướng ban hành một chỉ thị để chỉ đạo thống nhất việc tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh một trong những vấn đề hết sức quan trọng của công tác đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay cũng như thời gian tiếp theo là việc tạo ra các cơ chế để huy động tối đa, hiệu quả các nguồn vốn xã hội, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách.

Trong hai năm 2009-2010, nguồn vốn ODA đã cam kết cho Việt Nam rất lớn, nên việc chuẩn bị tốt các dự án, nguồn vốn đối ứng để giải ngân hiệu quả, tranh thủ thêm nguồn vốn mới, nhất là các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, dự án hạ tầng giao thông là rất cần thiết.

Cơ chế thoáng cho đầu tư, phát triển

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, năm nay bộ sẽ tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế; hoàn thiện chính sách động viên tích cực để giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích tụ vốn phát triển sản xuất-kinh doanh...

Bộ cũng sẽ tiếp tục thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đẩy mạnh cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các dự án sản xuất-kinh doanh khả thi nhưng gặp khó khăn về tài chính; sử dụng có hiệu quả nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, hạ tầng nông thôn...

Đặc biệt, bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện các loại thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo đúng lộ trình, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn theo hướng ổn định và minh bạch; tăng cường công tác rà soát, cải cách thủ tục hành chính./.

Lan Nhi (Vietnam+)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Cần một giải pháp đặc biệt
  • Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam: Hướng tới nền tài chính minh bạch
  • Hợp thức hóa lãi suất
  • Xu hướng kéo giảm lãi suất thị trường
  • Thu ngân sách nhà nước quý I đạt 115.820 tỷ đồng
  • “Điều tiết lãi suất thị trường giảm dần”
  • Doanh nghiệp mạnh tay vay USD
  • TP.HCM rót 921,6 tỉ đồng bình ổn giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!