Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Căng thẳng bài toán tăng vốn điều lệ

Eximbank dự kiến điều chỉnh tiếp vốn điều lệ so với mức trên 8.800 tỷ đồng. - tinkinhte.com
Eximbank dự kiến điều chỉnh tiếp vốn điều lệ so với mức trên 8.800 tỷ đồng. Ảnh: Đức Thanh
Việc tăng vốn điều lệ theo lộ trình đang tạo áp lực không nhỏ đối với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.
 
Chứng khoán tiếp tục nhích nhẹ trong những phiên đầu tháng 3/2010, song tâm lý lo ngại nguy cơ bùng phát lạm phát cũng như lãi suất cơ bản sẽ còn được điều chỉnh vẫn đè nặng nhà đầu tư. Dòng tiền vào chứng khoán vì thế chưa được khơi thông, cho dù ngân hàng đã được thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và mở rộng “hầu bao” so với trước Tết.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu ngân hàng cũng chưa có động lực để bật lên, thậm chí còn giảm, mặc dù lợi nhuận năm 2009 của hầu hết ngân hàng đều vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Đây là những lo ngại đang được các ngân hàng quan tâm, nhất là khi mùa đại hội cổ đông sắp diễn ra và HĐQT phải trình để thông qua kế hoạch tăng vốn trong năm 2010. Khác với năm 2009, kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng năm nay được xây dựng cao hơn. Đặc biệt, với những ngân hàng có quy mô vốn điều lệ chưa đến 2.000 tỷ đồng phải bằng mọi cách nâng lên 3.000 tỷ đồng trong năm nay.

Theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ - CP ngày 22/11/2006, đến cuối năm 2010, ngân hàng cổ phần phải có tổng vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Do đó, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ là không thể thiếu trong kế hoạch năm 2010 đối với ngân hàng quy mô vốn còn nằm dưới mức trên.

Chẳng hạn, vốn điều lệ của Western Bank hiện mới đạt 1.000 tỷ đồng, vì vậy để đáp ứng lộ trình tăng vốn theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Quốc Sỹ, Phó tổng giám đốc Western Bank cho biết, trong năm nay Ngân hàng sẽ từng bước nâng vốn điều lệ.

“Western Bank sẽ tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng sau khi hoàn thành kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vào tháng 4 tới. Nguồn vốn tăng thêm sẽ được sử dụng để phát triển tín dụng, ưu tiên cho các khoản vay sản xuất, kinh doanh. Sau đó, Western Bank sẽ tiếp tục thực hiện việc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng trước khi năm 2010 kết thúc”, ông Sỹ nói và cho biết, vốn điều lệ sẽ được dùng để nâng cao năng lực tài chính, đầu tư nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng và phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

Tương tự, hiện vốn điều lệ của Ngân hang TMCP Đại Á (DaiA Bank) là 1.000 tỷ đồng và theo kế hoạch đến cuối năm nay, DaiA Bank sẽ nâng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng để đáp ứng đúng quy định.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Văn Vĩnh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho hay, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng hiện tại lên 3.000 tỷ đồng năm nay đang được HĐQT Ngân hàng cân nhắc về phương án phát hành để chuẩn bị trình ĐHCĐ ở kỳ họp thường niên diễn ra vào ngày 30/3 tới.

Nằm trong lộ trình tăng vốn còn hàng loạt ngân hàng khác như VietBank (vốn hiện tại 1.000 tỷ đồng), HDBank (vốn hiện tại 1.550 tỷ đồng)…

Không chỉ với ngân hàng quy mô vốn dưới 3.000 tỷ đồng phải tìm cách để nâng vốn đáp ứng quy định, mà ngay cả với những ngân hàng quy mô vốn lớn cũng chưa “hài lòng” với mức vốn hiện có. Theo các ngân hàng này, việc tăng vốn là yếu tố cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính hiện nay.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) dự kiến tăng vốn điều lệ từ trên 6.700 tỷ đồng hiện nay lên 9.179 tỷ đồng bằng việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 15%, phát hành 20% cho cổ đông hiện hữu và 2% cho cho cán bộ cốt cán (giá phát hành dự kiến tối thiểu 15.000 đồng/cổ phần). Không những thế, Sacombank có kế hoạch nâng cấp Chi nhánh Lào & Campuchia thành ngân hàng 100% vốn Sacombank giai đoạn 2010 – 2012 và thành lập Chi nhánh Sacombank tại Trung Quốc & Myanmar giai đoạn 2010 – 2015.

Tuy nhiên, việc tăng vốn điều lệ đang tạo áp lực cổ tức không nhỏ đối với chính các ngân hàng. Đơn cử, Eximbank dự kiến điều chỉnh tiếp vốn điều lệ so với mức trên 8.800 tỷ đồng hiện tại, trong khi chỉ tiêu lợi nhuận xây dựng cho năm 2010 nhiều khả năng khó vượt xa so với mức đạt được của năm trước (năm 2009 Eximbank đạt 1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), vì lo ngại áp lực cổ tức.

(Theo Vân Linh // Báo đầu tư)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính: CPI tháng 3 có thể tăng 0,5%
  • Ký 5 hiệp định vay ODA của Nhật Bản
  • Nợ xấu ngân hàng sẽ phản ánh chính xác hơn
  • Kiểm soát chặt việc khuyến mãi tiền gửi và thu phí cho vay
  • Hoá đơn tự in bằng máy tính cũng được coi là hợp lệ
  • Phiên họp 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII: Không đánh thuế nhà, đất lấn chiếm phải nộp thuế
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 16/3/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!