Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng 2010 khó thấp hơn 7%

Hôm qua, tại buổi cuộc họp báo công bố nội dung phiên họp thường kỳ của Chính phủ (từ 30.3 – 1.4), ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ cho biết: Chính phủ đã thông qua một nghị quyết về điều hành kinh tế – xã hội. “Nội dung kiềm chế, không để lạm phát cao là một trong những nội dung chính của nghị quyết này”.

Trước đó, đã có những động thái trấn an dư luận, rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong hai tháng đầu năm tăng 3,35% là “không đáng ngại”, vì vẫn diễn biến theo quy luật hàng năm. Tuy nhiên, đến hết tháng 3, diễn biến mới của giá cả thị trường đã cho thấy, chỉ số CPI còn gia tăng mạnh chứ không sớm ổn định trở lại như mong muốn của những người lập, điều hành chính sách.

Nhiều yếu tố tác động vào giá

Theo số liệu công bố chính thức của tổng cục Thống kê, CPI tháng 3.2010 đã tăng 4,12% so với tháng 12.2009 và tăng 8,52% so với cùng kỳ năm 2009. Với tốc độ tăng giá như vậy, việc kiềm chế CPI cả năm ở mức dưới 7%, theo các chuyên gia kinh tế là “rất khó khả thi”.

Tại buổi họp báo hôm qua, đại diện bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho biết, bộ này đã có cảnh báo CPI có thể tăng tới 8 – 9% trong năm nay nếu không có giải pháp kịp thời, hiệu quả. Một cơ quan nghiên cứu của bộ Công thương thì cho rằng, CPI năm nay có thể lên đến hơn 10%. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, phó viện trưởng viện Khoa học thị trường giá cả, bộ Tài chính nói: “Lạm phát năm nay sẽ vào khoảng 10%”.

Nhìn lại diễn biến CPI tháng 1, theo bộ Kế hoạch và đầu tư, CPI tăng cao ngoài yếu tố giá tăng trong dịp tết Nguyên đán và tăng trưởng tiền tệ năm trước, còn do sự phục hồi kinh tế và tăng giá trên thế giới đã tạo áp lực tăng giá đầu vào trong nước như: xăng dầu, điện, nước, sắt thép, ximăng...

Một đánh giá đáng chú ý khác là của trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại của bộ Công thương. Trung tâm này cho rằng, sau tháng 3, giá nhiều loại hàng hoá sẽ còn tăng như: các loại rau, củ quả, giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường trong nước, giá phân bón… Giá sắt thép thực tế cuối tháng 3 đã tăng mạnh và vẫn trong xu hướng tăng. Đang có biểu hiện các khâu phân phối sắt thép đẩy giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng tăng bất hợp lý.

Một yếu tố khá rõ nữa là giá điện tăng bắt đầu được tính toán vào CPI của tháng 4 sẽ là yếu tố tác động làm tăng CPI. Ngoài ra, theo trung tâm này, tác động tâm lý của người buôn bán khi chủ trương tăng lương cơ bản được thực hiện có thể sẽ khiến giá hàng hoá bán lẻ bị đẩy lên bất hợp lý. Đến nay, chưa lượng hoá được tỷ lệ tác động vào mức tăng giá nhưng tác động tâm lý thường rất lớn và khiến giá cả hàng hoá tăng đáng kể.

CPI tháng 4 sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tương đương tốc độ tăng của tháng 3, dao động quanh mức tăng 0,7%.

Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại và Việt Nam dự báo

Biện pháp kéo giá giảm

Nhìn dài hơn, từ nay đến cuối năm, theo bộ Kế hoạch và đầu tư, lạm phát có xu hướng tăng cao do một loạt yếu tố tác động: sự phục hồi kinh tế thế giới kéo theo tăng giá các loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, nhiều loại hàng hoá ảnh hưởng đến giá cả trong nước; tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) và dư nợ tín dụng ở mức cao năm 2009 với độ trễ của tiền tệ sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá năm 2010; việc điều chỉnh tỷ giá chính thức VND/USD, tăng giá bán lẻ xăng dầu, điện, than...

Một số chuyên gia kinh tế cũng lưu ý đến các yếu tố khác tác động đến CPI như: chính sách lãi suất cơ bản theo hướng thắt chặt sẽ làm chi phí vốn của các doanh nghiệp gia tăng; tỷ giá USD/VND nếu tiếp tục được điều hành theo hướng hỗ trợ xuất khẩu sẽ tăng giá hàng hoá nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ nêu ra một số giải pháp kiềm chế lạm phát như: thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận ở các ngân hàng thương mại. Nhưng ngành ngân hàng phải chịu trách nhiệm kéo lãi suất thấp xuống đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Về giá cả các mặt hàng cụ thể, theo ông Phúc, bộ Tài chính sẽ áp dụng biện pháp giảm thuế, dùng quỹ bình ổn giá để giữ giá xăng dầu, giữ ổn định giá điện, giá than đến hết năm 2010. “Chính phủ cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chủ động, đảm bảo các nguồn hàng ximăng, thép, đường… để ổn định thị trường”, ông Phúc cho biết.

(Theo Mạnh Quân // SGTT Online)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Huy động vốn quý I tăng 1,45%
  • Năm hạn chế trong tăng trưởng
  • TP Hồ Chí Minh: Quý I GDP tăng 11%
  • KPMG: Cần tăng vốn cho cơ sở hạ tầng bên cạnh gói kích cầu
  • Vốn ngân hàng đang thuận hay đang khó?
  • GDP quý 1/2010 tăng 5,83%
  • Quý I/2010: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 26,23% so với cùng kỳ
  • Vốn đầu tư xã hội quý 1-2010 tăng 26,23% so cùng kỳ năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!