Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cổ phiếu ngân hàng: Liệu có thể gượng dậy?

Chỉ sôi động trong một vài phiên giao dịch của đầu tuần trước, khi giá chứng khoán trên sàn niêm yết tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng trên sàn OTC đã nhanh chóng “gục ngã” trong mấy ngày đầu tuần này. Mức giảm kỷ lục được ghi nhận và nhóm cổ phiếu này liệu có khả năng phục hồi?


Theo bà Mai Thị Bích Phương, Giám đốc quan hệ đầu tư CTCK EPS, giá cổ phiếu trên sàn OTC đã sụt giảm mạnh, số lượng bán ra rất lớn trong khi khối lượng mua rất ít, càng gây thêm sức ép giảm giá trên thị trường.

Tính đến thời điểm này, nhóm cổ phiếu ngân hàng mất khoảng 35% chỉ sau 1 tuần. Cụ thể Eximbank được xem là có thanh khoản tốt nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhưng sau hai phiên giao dịch đầu tuần chỉ còn 20.300 đồng/cp (mệnh giá 10.000 đồng) so với mức giá 26.000 đồng – 27.000 đồng/cổ phiếu đầu tuần trước. Cổ phiếu của Vietcombank cũng được xem là có mức giảm mạnh so với tuần trước, mất gần 15.000 đồng/cổ phiếu, xuống còn 37.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu MB còn 13.700 đồng trong ngày 22/7, so với mức giá tuần trước là 23.000 đồng/cổ phiếu…

Điều này cũng dễ hiểu, vì 1 tuần trước giá cổ phiếu ngân hàng trên OTC được các môi giới đẩy lên khá mạnh theo sự tăng trưởng của cổ phiếu trên thị trường niêm yết. Vì vậy, khi thị trường chính thức điều chỉnh, giá cổ phiếu OTC nói chung và nhóm ngân hàng nói riêng sẽ khó tránh được sự sụt giảm. Cổ phiếu ngân hàng giảm giá, nhưng giao dịch vẫn khó thành công vì sức cầu yếu.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia chứng khoán, trước sức ép thắt chặt tín dụng, hoạt động của ngành ngân hàng sẽ còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi giá xăng dầu đã được điều chỉnh lên mức 19.000 đồng/lít sẽ tác động nhất định tới lạm phát, gây khó khăn cho các ngân hàng trong huy động vốn.

Chi phí đầu vào tăng theo diễn biến của lãi suất huy động phổ biến hiện nay là 18 – 18,5%/năm. Trong khi đó, cho vay ra các ngân hàng chỉ được áp dụng mức lãi suất tối đa 21%/năm. Một khó khăn lớn khác tại một số ngân hàng hiện nay là các khoản tín dụng bất động sản từ thời gian trước vẫn khó thu hồi để nhanh chóng kéo dư nợ về mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm nay.

Thông tin từ NHNN cho biết, ở thời điểm đầu năm 2008, giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm khoảng 50% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng; dư nợ bất động sản khoảng 135.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ toàn hệ thống. Chính vì vậy, một số ngân hàng còn dư vốn khả dụng, chẳng hạn như ACB với mức vốn huy động tín dụng tính đến hết tháng 6/2008 đạt 90.345 tỷ đồng (dư nợ cho vay 41.897 tỷ đồng), nhưng vẫn phải khép cửa tín dụng đối với các khách hàng mới.

Lợi nhuận của các ngân hàng thu về trong 6 tháng đầu năm chủ yếu từ việc triển khai cho vay nguồn vốn còn lại của năm trước, đồng thời đẩy mạnh mảng dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng và một số kênh dịch vụ khác. Nhưng điều đó không hoàn toàn thuận lợi cho các ngân hàng trong 6 tháng còn lại của năm. Cơn biến động mạnh của giá vàng (từ 1,6 triệu đồng/chỉ lên 1,95 triệu đồng/chỉ) được giới kinh doanh vàng dự đoán sẽ khó lặp lại trong 6 tháng cuối năm. Đồng thời, vốn huy động về cạn dần, cộng với việc phải đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng các ngân hàng phải đóng cửa cho vay. Doanh thu và lợi nhuận từ đó sẽ điều chỉnh khiến cổ phiếu ngân hàng mất dần tính hấp dẫn.

Trên thực tế, mặc dù các ngân hàng vẫn công bố kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm đạt cao, nhưng theo một chuyên gia ngành tài chính, thu nhập từ lãi suất đã sụt giảm. Thậm chí, có ngân hàng thu nhập từ lãi suất cho vay còn bằng 0. Sáu tháng đầu năm, thanh khoản của một số ngân hàng nhỏ trong tình trạng thiếu hụt nên đã đẩy lãi suất huy động lên cao để đảm bảo thanh khoản, nhưng phải đóng cửa cho vay.

Bên cạnh đó, cổ phiếu của ngân hàng trên sàn OTC còn phụ thuộc vào diễn biến của thị trường tập trung. Nhưng với tình hình hiện nay, giá cổ phiếu trên sàn đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế vĩ mô. Và cổ phiếu ngân hàng cũng không nằm ngoài quỹ đạo trên cho đến khi Việt Nam kiềm chế được lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, đây chính là cơ hội để mua vào, vì giá cổ phiếu ngân hàng khá rẻ. Một khi nền kinh tế phục hồi thì ngân hàng chính là ngành được cải thiện đầu tiên.

Nhóm phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC) cũng đưa ra nhận định, hiện là thời điểm có thể tham gia đầu tư vào các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Còn bà Phượng cho rằng, nếu cổ phiếu ngân hàng giảm thêm 10 – 15% trong thời gian tới sẽ là cơ hội tốt để mua vào. Nhưng để thành công, nhà đầu tư cần chọn cổ phiếu của những ngân hàng quy mô, khả năng cạnh tranh cao và tiềm năng tăng trưởng tốt. Vì mức độ đầu tư tùy thuộc vào từng nhóm ngân hàng khác nhau. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng được đánh giá cao nhất là khối ngân hàng có quy mô lớn như: Vietcombank, ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank, DongABank, MB…

(Theo Đầu tư Chứng khoán )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
  • Khai trương Công ty Bảo hiểm Lào-Việt
  • Daiwa Security SMBC khai trương văn phòng tại Hà Nội
  • Việt Nam tạm dừng phát hành trái phiếu quốc tế
  • Tin vắn Tài chính - Tiền tệ - Ngân hàng tháng 7/2008
  • Mỹ hỗ trợ VN phát hành trái phiếu Chính phủ
  • Ngân hàng ngoại âm thầm bành trướng thị phần tại VN
  • Ngân hàng khuyến cáo không nên đổ xô mua ngoại tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!