Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Kinh tế Việt Nam nổi lên là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng bình quân trên 7%/năm nhiều năm gần đây. Hệ thống ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế đã cung cấp thêm một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, chiếm khoảng 16% - 18% GDP hàng năm và gần bằng 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, trong năm 2006, 2007, do tốc độ tăng trưởng “nóng” của nền kinh tế đã dẫn đến lượng cung tiền tăng nhanh, kéo theo tăng trưởng nóng tín dụng, trong khi tiết kiệm sụt giảm.


Sở dĩ điều này xảy ra là do các NHTMCP đã tận dụng quá mức nguồn vốn vay liên ngân hàng với chi phí huy động thấp để cho vay bất động sản và chứng khoán. Việc này đã góp phần đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng lên cao trong năm 2007, đồng thời tạo sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống ngân hàng.

Nhiều NHTMCP đã chủ quan khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn thông qua nguồn vốn liên ngân hàng để cho vay dài hạn, trong khi chưa chú trọng đến việc phát hành trái phiếu. Điều này đã dẫn đến khó khăn thanh khoản trong toàn hệ thống NHTM trong 6 tháng đầu năm 2008 khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông để kiềm chế lạm phát như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% từ ngày 1/2/2008; yêu cầu các NHTM phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, với lãi suất cố định 7,8%, kỳ hạn 1 năm trước ngày 17/3/2008 và không được sử dụng trong giao dịch tái cấp vốn trên thị trường liên ngân hàng (lãi suất tín phiếu này được điều chỉnh tăng lên 13% kể từ ngày 1/7/2008).

Ước tính, trong 6 tháng đầu năm 2008, NHNN đã rút khoảng 60.000 tỷ đồng từ các NHTM. Các NHTMCP nhỏ và vừa và cả những NHTM cỡ lớn, có uy tín đều bước vào cuộc chạy đua lãi suất huy động nhằm giải quyết khó khăn thanh khoản và giữ lượng khách hàng của mình. Trong khi đó, NHNN liên tục nâng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Trong vòng 6 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh tăng 3 lần, từ mức 8,25% hồi đầu năm lên 14% vào giữa tháng 6.

Đây là những giải pháp bắt buộc để hệ thống ngân hàng chấn chỉnh lại hoạt động và có những điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế. Tuy nhiên, những chính sách thắt chặt tiền tệ này cần có thời gian để phát huy tác dụng. Do đó, thời gian tới sẽ là giai đoạn thử thách đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng và ngân hàng nào vượt qua được sẽ có cơ hội phát triển bền vững trong dài hạn.

Hiện tình hình thanh khoản có dấu hiệu căng thẳng do NHNN vẫn đang rút dần hàng chục tỷ đồng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các NHTM nhà nước ra khỏi lưu thông. Bên cạnh đó, những cuộc đua lãi suất đã làm cho không ít NHTM ở trong tình trạng “mất cân đối kỳ hạn” giữa huy động và cho vay. Ước tính, khoảng 80% nguồn vốn huy động của một số NHTM có kỳ hạn dưới 1 năm, trong khi cơ cấu kỳ hạn cho vay trung và dài hạn khá cao, có ngân hàng lên đến 70%.

Bên cạnh đó, hầu hết hợp đồng cho vay bất động sản đều được ký kết và giải ngân vào thời kỳ cao điểm nhất của thị trường bất động sản là quý IV/2007. Hiện tại, lãi suất cho vay lên đến 21%/năm, như vậy, lãi suất tăng cùng lúc với thị trường bất động sản mất giá mạnh, có nơi mất đến 50 – 60%, dẫn đến nguy cơ người đi vay mất khả năng thanh toán đối với các khoản vay bất động sản. Do đó, để thanh toán nợ, người đi vay buộc phải bán tháo tài sản hoặc ngân hàng phải thanh lý tài sản thế chấp. Khi đó, tác động dây chuyền này có thể sẽ tạo ra khủng hoảng tín dụng trong hệ thống ngân hàng, chi phí dự phòng nợ xấu sẽ tăng đột biến trong 6 tháng cuối năm 2008, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong khi đó, nhiều báo cáo tài chính quý II/2008 của các ngân hàng vẫn chưa lập dự phòng nợ khó đòi và dự phòng giảm gá đầu tư tài chính. Do đó, các nhà đầu tư vẫn nhìn thấy một kết quả khả quan về hoạt động của các NHTM trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn.

Ngoài ra, việc khống chế tăng trưởng tín dụng không quá 30% của NHNN làm cho nguồn thu của các NHTM trong năm 2008 phụ thuộc nhiều vào dịch vụ, vàng và kinh doanh ngoại tệ. Những nguồn thu này chưa ổn định và bền vững để có thể bù đắp được sự sụt giảm của tín dụng và đầu tư tài chính.Do vậy, hiệu quả hoạt động nhiều ngân hàng, đặc biệt là những NHTMCP nhỏ và vừa sẽ có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận âm trong năm 2008.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động trong năm 2008 có thể sẽ không giảm. Lý do là một số ngân hàng có thể chuyển những khoản nợ quá hạn sang đầu tư tài chính dài hạn thông qua việc mua trái phiếu do chính các doanh nghiệp đi vay phát hành. Như vậy, doanh nghiệp vay giảm được áp lực trả nợ, còn ngân hàng giảm được cho phí dự phòng nợ xấu.

Đến hết tháng 6/2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng là khoảng 20%, chủ yếu tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm. Nhưng trong tháng 2/2008, NHNN đã chỉ đạo NHTM kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức không quá 30% so với năm 2007. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu vốn hoạt động, bởi các ngân hàng hạn chế cho vay nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định trên.

Việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng đã dẫn đến tình trạng khó khăn thanh khoản của các đối tượng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Do đó, nhiều khả năng Chính phủ và NHNN sẽ xem xét việc tốc độ tăng trưởng dư nợ sẽ được nới lỏng và duy trì ở mức phù hợp hơn.

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều thử thách và ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, khả năng lợi nhuận trong năm 2008 sẽ giảm sút, các NHTMCP nhỏ và vừa có thể không chống chọi được những khó khăn của nền kinh tế. Khi đó, một số ngân hàng nhỏ sẽ phải sáp nhập vào ngân hàng lớn và trở thành một phần của ngân hàng lớn để nhận được sự hỗ trợ về vốn, nhân lực và công nghệ. Bên cạnh đó, sự đảm bảo về uy tín từ một định chế tài chính lớn sẽ là một nguồn lực cần thiết để các ngân hàng nhỏ và vững tin hơn trong cạnh tranh.

Tóm lại, ngân hàng là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế. Đây là ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn, nhưng cũng là ngành hồi phục trước tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế hồi phục và đi vào ổn định. Do đó, nhà đầu tư nên lựa chọn những ngân hàng tốt, có khả năng vượt qua những khó khăn hiện tại và có chiến lược phát triển đúng hướng để đầu tư dài hạn.

(Theo Đầu tư Chứng khoán )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Cổ phiếu ngân hàng: Liệu có thể gượng dậy?
  • Khai trương Công ty Bảo hiểm Lào-Việt
  • Daiwa Security SMBC khai trương văn phòng tại Hà Nội
  • Việt Nam tạm dừng phát hành trái phiếu quốc tế
  • Tin vắn Tài chính - Tiền tệ - Ngân hàng tháng 7/2008
  • Mỹ hỗ trợ VN phát hành trái phiếu Chính phủ
  • Ngân hàng ngoại âm thầm bành trướng thị phần tại VN
  • Ngân hàng khuyến cáo không nên đổ xô mua ngoại tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!