Lượng vốn giải ngân trong tháng 10 đã đạt 950 triệu USD. Tính từ đầu năm đến 20/10, khu vực FDI đã giải ngân đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa |
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI tháng 10 đăng ký đạt mức thấp, trong khi vốn giải ngân tiếp tục tăng lên.
So với cùng kỳ, số vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm giảm tới 41,9%, do đó, việc hoàn thành mục tiêu FDI đạt hơn 22 tỷ USD của năm 2010 cần có sự nỗ lực lớn.
Trong các tháng trước đây, vốn đăng ký luôn cao hơn vốn giải ngân nhưng trong tháng 10, cả vốn cấp mới và tăng thêm chỉ đạt 604 triệu USD.
Trong tháng 10 đã có 39 dự án FDI đăng ký mới vào Việt Nam với tổng vốn chỉ có 184 triệu USD. Có 57 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký đạt 420 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến kỳ báo cáo tháng 10, đã có 759 dự án FDI đăng ký cấp mới với tổng vốn đạt hơn 11,5 tỷ USD, giảm 19,1% về số lượng dự án và 28,8% về vốn so với cùng kỳ năm 2009. Tương tự, đã có 210 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,203 tỷ USD.
Lượng vốn giải ngân trong tháng 10 đã đạt 950 triệu USD. Tính từ đầu năm đến 20/10, khu vực FDI đã giải ngân đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Về cơ cấu vốn FDI, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực đạt mức cao nhất với hơn 4 tỷ USD vốn đăng ký, tiếp đến là sản xuất, phân phối điện, nước, điều hòa với tổng vốn đăng ký đạt hơn 2,9 tỷ USD, kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ ba với hơn 2,8 tỷ USD vốn đăng ký…
Lượng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam đã cũng đã có thay đổi về cơ cấu các quốc gia. Trong các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 10 tháng qua, Hà Lan dẫn đầu với hơn 2,2 tỷ USD vốn đăng ký.
Tính theo địa phương, Bà Rịa – Vũng Tàu đứng vị trí thứ nhất trong thu hút vốn FDI lớn với hơn 2,37 tỷ USD vốn đăng ký.
(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com