Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế, tài chính trong nước tuần đến ngày 22/10/2010

Tỷ giá và lạm phát tiếp tục là những vấn đề nóng trong nền kinh tế Việt Nam tuần này. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tăng vọt, tỷ giá lên đến mức 20,200VND/USD đã gây lo ngại cho nhiều người. Bên cạnh đó việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 148 cũng khiến thị trường có một phiên lao đao. Ngoài ra, trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra nhiều vấn đề kinh tế được đem ra thảo luận khiến người dân và nhà đầu tư ”giật mình”.

Tỷ giá  tăng vọt

Sự biến động của tỷ giá trong tuần một lần nữa thử thách sự kiên nhẫn và lòng tin của người dân. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng vọt lên mức 20,200VND/USD, cao hơn tỷ giá trần tới 700 đồng. Hoạt động đầu tư tỷ giá diễn ra sôi động, do không ít người ”dự báo” NHNN buộc phải phá giá đồng nội tệ thêm một lần nữa.

Trước tình trạng đó NHNN đã tuyên bố ”chưa có phương án điều chỉnh về tỷ giá”. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể lại không nghĩ như vậy, tỷ giá trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu ”hạ nhiêt”, và NHNN đã lại phải tuyên bố ”có thể bán ngoại tệ ra để bình ổn thị trường”. Tỷ giá trên thị trường tự lập tức điều chỉnh nhẹ khi có tin này và đang ở mức trên 20,000VND/USD.

Nguyên nhân của đợt biến động mạnh của tỷ giá trong thời gian qua được cho là do mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường và tâm lý kỳ vọng của người dân. Các doanh nghiệp tăng nhập khẩu do nhu cầu dự trữ hàng hóa cuối năm thường tăng mạnh. Thêm vào đó không ít các khoản nợ bằng ngoại tệ cũng đáo hạn vào giai đoạn này. Ngoài ra, yếu tố không kém phần quan trọng là tâm lý kỳ vọng vào khả năng phá giá của đồng nội tệ làm tăng nhu cầu tích trữ ngoại tệ.

Tình trạng khan hiếm ngoại tệ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Những biện pháp can thiệp vào tỷ giá của NHNN sẽ không được kỳ vọng nhiều vì dự trữ ngoại tệ chỉ còn khoảng 9 tuần nhập khẩu.

Dù vậy, tính toán của chúng tôi cho thấy, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm 2010 vẫn thặng dư nếu không tính đến khoản mục sai số. Điều này cho thấy một lượng ngoại tệ lớn đang được cất giữ trong nền kinh tế do niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm. Nhiều khả năng tỷ giá sẽ được duy trì quanh mức 20,000VND/USD vào những tháng sắp tới; nhưng có thể thấp hơn mức này nếu niềm tin vào đồng nội tệ trở lại.

Giá nhiều mặt hàng vào cuộc đua

Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tăng 1.22% và Tp.HCMtăng 0.45% khiến không ít nhà dầu tư lo ngại về mục tiêu 8% trong năm nay sẽ bị phá vỡ. Hiện tại, giá hàng hóa đang tăng lên khá mạnh do tỷ giá tăng vọt.

Xem chi tiết cho thấy các mặt hàng đều thấy ”tiềm năng” tăng giá rất lớn. Giá rau xanh và thức ăn tươi sống bán ở các chợ đều đã tăng. Mặt hàng nhập khẩu lại tăng kép bởi cả tỷ giávà giá thế giới đều tăng. Giá  gạo cũng tăng lên khá mạnh (trên 5%) trong nửa đầu tháng 10. Ngoài ra, một mặt hàng thiết yếu khác là giá xăng cũng đang rục rịch điều chỉnh khi giá dầu thô đang vượt mức 80 USD/thùng.

Xét về yếu tố tiền tệ, dù hiện nay lãi suất vẫn khá cao nhưng tăng trưởng tín dụng trong những tháng gần đây vẫn cao. Đặc biệt, cung tiền tính theo năm (YoY) đã tăng vọt từ mức 20.65% trong tháng 7 lên đến 25.56% trong tháng 9. Điều này cho thấy sức ép lạm phát do cung tiền bắt đầu tăng trở lại.

Với các thông tin cập nhật này, chúng tôi dự báo CPI tháng 10 có thể tăng trong khoảng 0.7-0.8%, và cả năm sẽ quanh mức 8.3%, vượt mục tiêu 8% của Chính phủ.

Thông tư 148: Nhà đầu tư bị gắn ”chip” theo dõi

Bộ Tài chính (BTC) vừa ban hành Thông tư số 148/2010/TT-BTCvề việc ”Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng”. Theo nội dung của thông tư này thì tổng giá trị mua bán chứng khoán của khách hàng cá nhân là 200 triệu đồng và tổ chức là 500 triệu đồng/ngày đều phải lập báo cáo để theo dõi.

Với việc số tiền giao dịch là 200 và 500 triệu đồng/ngày sẽ bị theo dõi dẫn đến hàng trăm nghìn nhà đầu tư bị lập báo cáo theo dõi. Ngoài ra, với giá trị giao dịch thị trường khoảng 2,000 tỷ đồng/phiên thì các cơ quan nhà nước cũng phải xử lý hàng nghìn báo cáo mỗi ngày. Không những vậy, giao dịch trên thị trường chứng khoán được quay vòng rất nhanh và thường giá trị lớn. Giao dịch mỗi ngày 200 triệu đối với nhà đầu tư cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức là quá nhỏ.

Với quy định này, thời gian tới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường, dù về nguyên tắc họ không ”mất thêm” một khoản chi phí nào từ quy định này.

Viestock

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 22/10/2010
  • Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng 3 điểm trong quý III/2010
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 18/10/2010
  • VN sẽ vay ODA Nhật xây cảng biển Hải Phòng
  • Vụ M&A trị giá 30 triệu USD
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 12/10/2010
  • Kinh tế, tài chính trong nước tuần đến ngày 8/10/2010
  • Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt gần 18%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!