Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải ngân vốn FDI tăng, thu hút giảm

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết, vốn FDI thực hiện đến ngày 20/8 đạt 7,25 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Như vậy, bình quân mỗi tháng từ đầu năm đến nay, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 900 triệu USD, phù hợp với kế hoạch đặt ra từ đầu năm nay.

Tình hình cũng tương đối khả quan, xét trên dòng vốn FDI đăng ký. Tính đến thời điểm này đã có 658 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn đăng ký đạt 10,79 tỷ USD, giảm khoảng 10% về số dự án đăng ký nhưng tăng tới 41% so với 8 tháng đầu năm 2009.

Tuy nhiên, dự án tăng vốn vẫn khá chậm, xét về lượng dự án và số vốn đăng ký tăng thêm. Cho đến 20/8, tổng hợp từ báo cáo của các địa phương gửi về mới có 143 dự án tăng vốn, với tổng số vốn tăng thêm đạt 787 triệu USD, so với cùng kỳ chỉ bằng 53,4% về số dự án và 14,2% về vốn đăng ký tăng thêm.

Như vậy, tính cho đến thời điểm báo cáo, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã đạt 11,577 tỷ USD, bằng 87,7% cùng kỳ năm 2009.

Trong con số kể trên, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu khi thu hút được 3,661 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, chiếm 31,6% tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/8.

Tiếp theo, ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa thu hút được 2,943 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký; kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 2,391 tỷ USD, chiếm 20,7%...

Trong 43 đối tác đầu tư trực tiếp của Việt Nam, Hà Lan xếp vị trí thứ nhất với trên 2,22 tỷ USD vốn đăng ký. Hàn Quốc xếp thứ 2 với 1,92 tỷ USD; Hoa Kỳ xếp thứ 3 với 1,87 tỷ USD; Nhật Bản và Đài Loan chia sẻ các vị trí tiếp theo với 1,55 tỷ USD và 1,06 tỷ USD.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đã có tăng trưởng khá tốt, thể hiện trong các chỉ tiêu về xuất nhập khẩu.

Cụ thể, tính đến tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI đã đạt 23,964 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ. Nếu không kể dầu thô, khu vực này đạt 20,651 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 39,9% so với cùng kỳ.

Cũng trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu đạt 22,37 tỷ USD kim ngạch. Như vậy, khu vực FDI xuất siêu gần 1,6 tỷ USD, nhưng nếu không kể dầu thô thì nhập siêu 1,72 tỷ USD.

(NDHMoney)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Tháng 8, tăng trưởng tín dụng ở Hà Nội giảm tốc
  • Thêm vốn mới từ quỹ đầu tư nước ngoài
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 19/8/2010
  • Nợ công Việt Nam đứng thứ 44 trên thế giới
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 12/8/2010
  • UOB với hoạt động bán buôn ở Việt Nam
  • Tài sản các cơ quan nhà nước: 97% là đất, nhà
  • Kho bạc Nhà nước phát hiện 3.600 khoản chi chưa đúng quy định
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!