Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm lãi suất là trách nhiệm của ngân hàng với nền kinh tế!

Đó là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc sáng qua (8/8) của với các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Cty Nhà nước.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng “với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, lãi suất của ngân hàng phải giảm dần theo giá cả”.


Không để doanh nghiệp “đói” vốn


“Phải làm sao giảm lãi suất, có lãi suất thấp hơn để các doanh nghiệp có vốn đầu tư cho sản xuất” - ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), nêu vấn đề.

Theo ông Hà, thời gian qua kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến rất tốt. Do đó, bây giờ là thời điểm cần tập trung vào vi mô, cụ thể là tập trung vào lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp.

Ông Hà cho biết, hiện rất nhiều doanh nghiệp “đói” vốn trầm trọng nên sản xuất gặp nhiều khó khăn. Có doanh nghiệp phải “ăn” vào vốn sở hữu, không ít doanh nghiệp đình trệ. Để cứu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất phù hợp, đến doanh nghiệp khoảng 16,5%.

Tuy nhiên, có thể điều chỉnh để tới đây lãi suất huy động khoảng 16-17%, lãi suất cho vay khoảng 18-19% là vừa. Theo ông Hà, lúc này nguồn tiền cần “bơm” ra cho các doanh nghiệp khoảng 10 -15 ngàn tỷ đồng.

Về mặt kiểm soát tín dụng, ông Hà đề nghị cần kiểm soát chặt chẽ do đang có hiện tượng một số ngân hàng dư vốn nhưng không tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Thay vào đó, những ngân hàng này lại dùng nguồn vốn đó kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.

Theo ông Phạm Lê Thanh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 6 tháng đầu năm, sản lượng điện tiêu thụ tăng gần 16% - tức gấp khoảng 2,5 lần tăng GDP. Tuy nhiên, Tập đoàn vẫn chưa đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế, nhất là giai đoạn từ 15/6 đến cuối tháng 7/2008.

Ông Thanh thừa nhận, mặc dù hiện nay vấn đề đã được giải quyết cơ bản, nhưng thiếu điện vẫn xảy ra vào giờ cao điểm do một số nhà máy điện vẫn chưa hoà được vào lưới điện, do sự cố...

Tổng giám đốc ngành điện đề nghị “về lâu dài cần xây dựng giá điện theo thị trường” (có hỗ trợ cho người nghèo) vì giá điện hiện nay khuyến khích sử dụng mà không khuyến khích tiết kiệm. Ngoài ra cơ chế hiện nay khó khăn cho việc thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất điện.

Về thực lực của các Tập đoàn kinh tế, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Đinh La Thăng cho biết mức vốn điều lệ vẫn còn quá khiêm tốn. Theo ông Thăng, vốn của tập đoàn này khi đi đấu thầu tại nước ngoài thì chỉ là một con số rất nhỏ, nếu quy đổi sang giá trị đồng USD. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí đề nghị Chính phủ cho phép các tập đoàn nâng vốn điều lệ cho phù hợp.

Ông Đinh La Thăng cũng cho biết, có tình trạng là cán bộ thanh tra, kiểm toán xuống doanh nghiệp làm việc nhưng không am hiểu lĩnh vực. Những cán bộ này nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn sẽ khó có thể chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, nên có một tỉ lệ cán bộ thanh tra, kiếm toán nhà nước từng kinh qua các vị trí của doanh nghiệp.


Các tập đoàn phải là chủ lực


“Các tập đoàn, Tổng Cty phải giữ được vai trò nòng cốt, chủ lực, là lực lượng vật chất chủ yếu giúp Chính phủ điều hành được kinh tế vĩ mô”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Thủ tướng đánh giá cao bước phát triển tích cực của các tập đoàn, Tổng Cty Nhà nước thời gian qua: Tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm đạt 60% kế hoạch năm, tổng lợi nhuận trước thuế đạt trên 52%, nộp ngân sách đạt gần 65%.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tập đoàn, Tổng Cty phải quyết liệt thực hiện và hoàn thành kế hoạch được giao.

Thủ tướng đề nghị Tổng Cty Lương thực miền Nam và Tổng Cty Lương thực miền Bắc thời gian tới thực hiện việc thu mua từ 400-500 tấn lương thực và phải làm bằng được vì đây là trách nhiệm đối với người dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, lãi suất của ngân hàng phải giảm dần theo giá cả. Thủ tướng nói, giảm lãi suất là trách nhiệm của ngân hàng với sự ổn định, phát triển của nền kinh tế. Đó cũng là trách nhiệm với chính ngân hàng.

Lúc này, ngân hàng cần chia sẻ với các doanh nghiệp bằng cách giảm tối đa chi phí, giảm lương, nhất là những chi phí không cần thiết.

( Theo Nguyễn Tuấn - Báo Tiền Phong)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Tín dụng tháng 7/2008 tăng chậm
  • Ngân hàng vẫn hạn chế cho vay, an toàn hơn lợi nhuận?
  • Ngân hàng cổ phần có quyền mua lại cổ phiếu của chính mình
  • “Cửa” nào cho ngân hàng quy mô nhỏ?
  • 4 nguyên nhân tăng trưởng tín dụng giảm mạnh
  • Ngân hàng TMCP được mua lại cổ phiếu của mình
  • VAFI góp ý xây dựng Luật Kiểm toán độc lập
  • Cổ phiếu ngân hàng: Liệu có thể gượng dậy?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!