Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Huy động các nguồn lực cho kích cầu

Trong khi Bộ Công thương đang tích cực chuẩn bị các bước đi tiếp theo để thực hiện Đề án kích cầu thị trường nội địa, thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã báo cáo Chính phủ kế hoạch huy động tổng lực cho mục tiêu kích cầu đầu tư.

Theo các kế hoạch này, không chỉ có 1 tỷ USD (tương đương 17.000 tỷ đồng) để cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp, mà nhiều nguồn vốn khác cũng đang sẵn sàng cho kích cầu đầu tư, như vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Trong các nguồn vốn đó, vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp được dự báo có giá trị lớn nhất; riêng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước năm 2009 dự kiến khoảng 79.000 tỷ đồng, vốn đầu tư từ khu vực tư nhân khoảng 241.000 tỷ đồng. Đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư cũng chiếm vai trò rất quan trọng trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội. Ngoài ra, vốn FDI năm 2009, dự kiến có thể giải ngân khoảng 187.000 tỷ đồng (tương đương 11 tỷ USD).

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cũng là một nguồn lực trọng yếu để kích cầu đầu tư, với dự kiến trong năm 2009 vào khoảng 50.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này đóng vai trò rất lớn để thực hiện các công trình giao thông có quy mô lớn, xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, cho vay người nghèo phát triển sản xuất, cho vay học sinh - sinh viên nghèo...

Một nguồn lực cơ bản khác là vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ. Theo dự kiến, năm nay sẽ có 112.800 tỷ đồng vốn ngân sách được dành cho đầu tư phát triển, đó là chưa kể số vốn hoãn ứng trước và thu hồi vốn ứng trước năm 2009, vốn ứng trước năm 2010, 2011 cũng đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất sử dụng trong năm nay.

Vốn trái phiếu chính phủ năm 2009 dự kiến khoảng 36.000 tỷ đồng, đồng thời dự kiến phát hành bổ sung khoảng 11.500 tỷ đồng để thực hiện một số mục tiêu quan trọng như xây dựng các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh, chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên...

Như vậy, có thể nói nguồn lực cho kích cầu đầu tư là khá lớn. Tuy nhiên, ngoài nguồn vốn kích cầu 1 tỷ USD đang được triển khai, thì các nguồn lực khác vẫn đang dưới dạng tiềm năng. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, mục tiêu giải ngân 11 tỷ USD vốn FDI sẽ không dễ dàng. Trong bối cảnh đó, để có thể huy động được các nguồn lực cho đầu tư phát triển, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế thì việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh càng cần được coi trọng.

Trước mắt, cần khẩn trương rà soát luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các quy định còn bất cập, thiếu nhất quán, chưa rõ ràng. Cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư đang chờ đợi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.

( Theo báo Đầu tư )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Ngân hàng tăng lãi suất huy động: Tín hiệu tích cực?
  • Indochina Capital không rút vốn khỏi Việt Nam!
  • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống các mức 1% và 3%
  • 9 nhóm giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Vốn tìm đường sinh lãi
  • Nhật Bản nối lại ODA cho Việt Nam
  • “Không nên quá kỳ vọng vào gói kích cầu”
  • Hỗ trợ nền kinh tế: Ngân hàng Nhà nước lên “kế hoạch hành động”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!