Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không thiếu nguồn để bảo lãnh tín dụng

Doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay, khi Ngân hàng Phát triển Việt nam ký thoả thuận hợp tác bảo lãnh tín dụng với các ngân hàng thương mại.

Sau Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), NHTM cổ phần Quốc Tế (VIB),… Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) sẽ ký nhiều thỏa thuận hợp tác với các NHTM khác nhằm thực hiện bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn.

Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng nhận định, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn của các NHTM là hình thức hỗ trợ quan trọng trong gói giải pháp kích cầu của Chính phủ. tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các hợp tác xã có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, để vay vốn đầu tư tài sản cố định thực hiện dự án đầu tư phát triển và vay vốn lưu động cho sản xuất - kinh doanh.

Ngoài việc trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp để tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, những động thái trên còn gián tiếp giúp hệ thống ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay.

Theo Quy chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM được ban hành kèm theo Quyết định 14/2009/QĐ - TTg, khi phát sinh nhu cầu vay vốn cần bảo lãnh, doanh nghiệp gửi hồ sơ để nghị vay vốn đến VDB, tối đa 20 ngày kể từ nhận được hồ sơ, VDB tiến hành thẩm định và thông báo cho doanh nghiệp, sau đó căn cứ vào đề nghị vay vốn của doanh nghiệp và văn bản thông báo chấp thuận bảo lãnh của VDB, NHTM xem xét và ký hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp.

Sau khi có hợp đồng tín dụng, VDB tiến hành ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng và phát hành chứng thư bảo lãnh, nhiệm vụ còn lại của NHTM là thực hiện cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế cho vay của NHTM đối với khách hàng và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ theo quy định hiện hành.

Cũng như việc triển khai hỗ trợ lãi suất, không chỉ cộng đồng doanh nghiệp mà hệ thống ngân hàng đặc biệt quan tâm tới chương trình bảo lãnh tín dụng. Ngay sau khi ký thoả thuận hợp tác với VDB, các NHTM đã đồng loạt triển khai bảo lãnh tín dụng trên cả nước, trong đó, VIB đảm bảo hỗ trợ nhanh nhất cho gần 1.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhu cầu dự kiến cho năm 2009 khoảng trên 8.000 tỷ.

Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn còn không ít băn khoăn, trong đó băn khoăn lớn nhất là quy định lãi suất cho vay bảo lãnh phải thấp hơn lãi suất cho vay thông thường. Một quan chức Vụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã cho rằng, khó có thể yêu cầu NHTM cho vay thấp hơn lãi suất thị trường. Trong khi đó, đại diện NHTM cổ phần Liên Việt cho rằng, hiện các NHTM đã thực hiện giảm lãi suất cho vay xuống thấp đến mức có thể (bình quân khoảng 7%/năm tại thời điểm hiện nay), nếu lãi suất cho vay bảo lãnh được yêu cầu hạ xuống thấp hơn nữa sẽ gây khó khăn cho NHTM. Một số NHTM khác thì lo ngại nợ xấu gia tăng khi họ chỉ thực hiện cho vay, mà phó thác toàn bộ việc thẩm định hồ sơ, thẩm định dự án cho VDB.

“Tôi cho rằng, lãi suất cho vay bảo lãnh thấp hơn cho vay thông thường là hợp lý, bởi khi cho vay thông thường, các NHTM phải chi phí cho việc thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án, còn cho vay bảo lãnh tín dụng, phần việc này đã được VDB đảm nhận, nên NHTM giảm được chi phí. Hơn nữa, khi được VDB bảo lãnh, độ rủi ro của các khoản vay thấp, nên việc giảm lãi suất cho vay bảo lãnh là hoàn toàn phù hợp”, ông Dũng nói.

Xung quanh việc thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định phương án sản xuất - kinh doanh, theo ông Dũng, về nguyên tắc, khi thực hiện bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện thẩm định dự án, thẩm định phương án sản xuất - kinh doanh, phương án trả nợ, nhưng nếu vẫn “băn khoăn” về kết quả thẩm định, các NHTM vẫn có thể thực hiện thẩm định lại, vì đây là quyền của NHTM.

“Các NHTM vẫn thực hiện cho vay bình thường với khách hàng của mình, chỉ có những đối tượng đủ điều kiện được bảo lãnh tín dụng, nhưng không đủ điều kiện cho vay thông thường, nếu thấy cần thiết, NHTM mới yêu cầu doanh nghiệp đề nghị VDB bảo lãnh. Sau khi VDB chấp nhận bảo lãnh, doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng nào là quyền của họ. VBD không can thiệp vào hoạt động của NHTM cũng như doanh nghiệp”, ông Dũng khẳng định.

Theo Quyết định 14/2009/QĐ -TTg, ngân sách nhà nước sẽ cấp cho Quỹ dự phòng bảo lãnh vay vốn 200 tỷ đồng, vì vậy một số NHTM băn khoăn về số vốn ít ỏi này. Bởi theo tính toán, với độ rủi ro tín dụng 4%, số tiền này chỉ đủ cấp bảo lãnh tín dụng cho khoảng 20.000 tỷ đồng, trong khi đó, một NHTM cổ phần như VIB cũng đã dự kiến thực hiện bảo lãnh tín dụng trong năm 2009 vào khoảng 8.000 tỷ đồng.

Do chưa xác định được tổng nhu cầu vay vốn cần bảo lãnh là bao nhiêu, nên Bộ Tài chính mới tạm thời cân đối nguồn vốn cho Quỹ dự phòng bảo lãnh vay vốn 200 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai, nguồn của Quỹ sẽ tiếp tục được bổ sung từ phí bảo lãnh vay vốn (tối đa là 0,5%/năm/số tiền được bảo lãnh), tiền thu hồi nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiền phát mại tài sản hình thành từ vốn vay, vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp, nếu không đủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn để bổ sung cho Quỹ dự phòng bảo lãnh vay vốn.

( Theo báo Đầu tư )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Tài chính ngân hàng - Khó cho vay tiêu dùng
  • Huy động các nguồn lực cho kích cầu
  • Ngân hàng tăng lãi suất huy động: Tín hiệu tích cực?
  • Indochina Capital không rút vốn khỏi Việt Nam!
  • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống các mức 1% và 3%
  • 9 nhóm giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Vốn tìm đường sinh lãi
  • Nhật Bản nối lại ODA cho Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!