Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế, tài chính trong nước ngày 8/9/2010

*Phiên giao dịch ngày 8/9/2010: Đà giảm chậm lại vào cuối phiên, KLGD tiếp tục tăng

Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (08/09), VN-Index giảm 2,15 điểm xuống 458,44 điểm (mức giảm 0,47%). Thị trường đã có sự phục hồi đáng kể vào cuối phiên khi cuối đợt 2, đã có lúc VN-Index giảm hơn 7 điểm xuống 453 điểm.

KLGD phiên này đạt 56 triệu cp, tương đương 1.476 tỷ đồng, tăng 6,3% về khối lượng và tăng 9,3% về giá trị so với phiên trước. Nhiều NĐT chốt lời sau khi một số cổ phiếu đã có 4 phiên tăng trần liên tiếp, tuy nhiên một số khác lựa chọn cơ hội mua vào khi các mã “nóng” đã bị bán ra.

Trong số 279 mã niêm yết, cuối phiên có 170 mã giảm giá (16 mã giảm sàn), 52 mã tăng giá (16 mã tăng trần), 37 mã đứng giá.

Hôm qua, thị trường đón nhận thông tin tăng trưởng tín dụng trong tháng Tám tiếp tục Tại sàn Hà Nội, HNX Index đã phục hồi nhẹ sau khi về sát mức 131 điểm. Tuy nhiên, do áp lực bán lớn nên chỉ số vẫn mất đi 3,06 điểm (-2,26%) xuống 132,59 điểm.

Tại thời điểm đóng cửa, toàn thị trường có 247 mã giảm, 51 mã tăng và 29 mã đứng giá.

*Xuất khẩu da giày Việt Nam sẽ đạt 5,2 tỷ USD

Ngày 7-9, Hội nghị quốc tế ngành da giày (IFC) do Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) đăng cai đã khai mạc tại TPHCM. Đại diện 10 hiệp hội da giày đến từ Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan và 2 đơn vị khách mời Mỹ và Đức cùng tham dự.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết với tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn năm 2006 đến 2010, ngành da giày Việt Nam đã trở thành nhà cung ứng lớn thứ 4 trên thế giới. Với thuận lợi về thị trường hiện nay, dự kiến xuất khẩu giày dép trong năm 2010 sẽ đạt 5,2 tỷ USD.

*Xuất khẩu thủy sản cán mức 3 tỷ USD

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước tiếp tục đạt được con số ấn tượng với giá trị 460 triệu USD. Như vậy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tính đến hết tháng 8/2010 đã đạt xấp xỉ 3 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu tôm dẫn đầu về khối lượng và giá trị. Đến nay lượng tôm xuất khẩu đã đạt trên 120.000 tấn, với giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ tôm hàng đầu của Việt Nam. Tiếp đến là cá tra, basa đạt khối lượng gần 400.000 tấn, giá trị gần 800 triệu USD. Thị trường tiêu thụ sản phẩm này là đứng đầu vẫn là Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 80 triệu USD.

Về thị trường xuất khẩu thủy sản nói chung, nhóm các nước EU vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Hai thị trường Mỹ và Nhật cũng duy trì được tăng trưởng khá ở mức xấp xỉ 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

*Trong tháng 8,các doanh nghiệp chi tới 30 triệu USD nhập rau quả, 13 triệu USD nhập bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc, 75 triệu USD nhập linh kiện, phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ…*Hiệp hội Mía đường Việt namcho biết, tiêu thụ đường trong nước có dấu hiệu suy giảm. Ngay trong tháng cao điểm snar xuất bánh kẹo phục vụ Tết trung thu năm nay (từ 15/7 đến 15/8), các doanh nghiệp chỉ tiêu thụ 46.100 tấn đường, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2009. Lượng đường trong nước giảm do một số doanh nghiệp lớn sản xuất bánh Trung thu, nước giải khát năm nay được trực tiếp nhập khẩu đường để tham gia bình ổn giá trong hạn ngạch 300.000 tấn đường của năm 2010. Dự báo sản lượng đường niên vụ 2010-2011 sẽ đạt khoảng 900.000 tấn, bằng niên vụ 2009-2010.Như vậy, trong năm 2011, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 300.000 tấn đường.

*Doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh mua sắn Việt Nam.

19 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Công nghiệp tinh bột sắn Trung Quốc đã đến TP.HCM hôm qua 7.9 để đẩy mạnh thương mại mặt hàng sắn của Việt Nam.  Hiện Việt Nam có trên 500.000 ha sắn với sản lượng 8 triệu tấn/năm, trong đó 50% dùng để xuất khẩu dưới dạng tinh bột hoặc sắn lát. Trung Quốc hiện đang là nhà nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam. Do nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc hiện rất lớn (trên 6 triệu tấn/năm) để sản xuất cồn, thực phẩm, hóa chất..., các doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn được đẩy mạnh hợp tác đầu tư, giao thương trong lĩnh vực sản xuất và chế biến sắn để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu trên.

*Siết chặt nhập khẩu thủy sản

Quy định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN-PTNT) yêu cầu các cơ sở nhập khẩu thủy sản của nước ngoài vào Việt Nam (VN) phải thực hiện đăng ký và chịu sự kiểm soát của cơ quan chức năng VN. Từ đó, hàng chục doanh nghiệp (DN) nhập khẩu thủy sản đang đứng trước bờ vực phá sản vì không còn nguyên liệu chế biến.  Gần đây, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT về việc quy định trình tự thủ tục kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm, tiếp theo đó là Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với hàng hóa động vật, thủy sản nhập khẩu.

Vinanet

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!