Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế, tài chính trong nước ngày 15/9/2010

*Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố

Hôm nay, tại Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã tổng kết quá trình 2 năm 2009- 2010 của ngành Công Thương các địa phương. Đồng thời triển khai nhiều nội dung hợp tác, nhất là nội dung trao đổi thông tin hoạt động phát triển công thương ở các địa phương, hoạt động xúc tiến và mở rộng thị trường trên địa bàn của nhau; rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại, thực hiện chiến lược xuất khẩu theo vùng, lãnh thổ, vùng kinh tế trọng điểm,…

Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhanh. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp của 5 thành phố tăng 14% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 47% cả nước. Nhiều địa phương có mức tăng trưởng cao như Đà Nẵng, Cần Thơ trên 15%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa của các địa phương tăng bình quân gần 30%. Sản xuất phục hồi, kim ngạch xuất khẩu của các địa phương tăng trưởng mạnh, bình quân ước tăng 11,7% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 50,1% cả nước. Kim ngạch nhập khẩu của 5 thành phố ước thực hiện khoảng trên 42 triệu USD, chiếm 58,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

*Nhà máy lọc dầu Dung Quất bán gas trực tiếp cho dân

Việc đưa ba bồn chứa gas (tổng dung tích khoảng 5.000m3, vốn đầu tư hơn 3 triệu USD) vào hoạt động đã góp phần mở rộng thị trường bán gas lẻ xung quanh khu vực.

Tổng giám đốc công ty TNHH lọc hoá dầu Bình Sơn, cho biết: các bồn chứa gas tại nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tiếp nhận khoảng 2.400m3 gas, sẵn sàng chiết xuất sang xe bồn để đưa ra tiêu thụ tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà.

Việc đưa ba bồn chứa gas (tổng dung tích khoảng 5.000m3, vốn đầu tư hơn 3 triệu USD) vào hoạt động đã góp phần mở rộng thị trường bán gas lẻ xung quanh khu vực nhà máy lọc dầu Dung Quất và tiết kiệm chi phí vận chuyển, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng ở các tỉnh miền Trung với giá gas rẻ hơn từ 10 đến 15%.

*Phiên giao dịch ngày 15/9:HoSE khởi sắc cuối phiên, HNX-Index giảm hơn 2%

Trong khi VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,29 điểm xuống 448,72 điểm nhờ nhóm bluechips đồng loạt xanh cuối phiên thì HNX-Index đóng cửa giảm hơn 2%.

Toàn thị trường cuối phiên mặc dù chỉ có 53 mã tăng giá (chiếm 20% tổng số mã niêm yết), tuy nhiên nhóm bluechips hầu hết đều tăng điểm cuối phiên đã giúp VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,06%, thay vì trước đó đã có lúc chỉ số này giảm hơn 4 điểm.

Thanh khoản trên HoSE sáng 15/9 đạt 38,66 triệu cp, tăng nhẹ so với phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp, giá trị giao dịch lên trên 1.000 tỷ đồng.

Thị trường vẫn có vẻ phần nào thiếu chắc chắn về những điều sắp xảy ra và các nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi tin tức mới. HSC tiếp tục nhấn mạnh rằng các cổ phiếu khá rẻ nhưng tâm lý vẫn khá mong manh hàm ý rằng một số rủi ro giảm giá trong ngắn hạn vẫn tiếp tục duy trì. Tuy nhiên trong trung hạn và dài hạn các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu một cách tin tưởng hơn.

Tại sàn Hà Nội, lúc 10h, thị trường có đợt phục hồi nhẹ nhưng sau đó lại nhanh chóng giảm về mức cũ. Trong khoảng nửa tiếng trước khi đóng cửa, HNX Index đi ngang ở trên mức 127 điểm. Đây cũng là diễn biến chung của những phiên gần đây.

Đóng cửa, HNX Index chốt tại 127,21 điểm – giảm 2,72 điểm (-2,09%) so với hôm qua.

Tại thời điểm đóng cửa, toàn thị trường có 57 mã tăng, 224 mã giảm và 52 mã đứng giá. Trong đó có 9 mã tăng trần và 24 mã giảm sàn.

*Đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đã đạt 1,5 tỉ USD

Theo Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba, vốn đầu tư đăng ký của DN Nhật Bản trong năm 2010 hiện đã là 1,5 tỉ USD. Trong bối cảnh đồng yen tăng giá cao, đầu tư vào VN sẽ còn lớn hơn nữa trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Đại sứ Sakaba nhấn mạnh VN hiện coi trọng các ngành công nghiệp (CN) sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày mà chưa chú ý nhiều đến CN phụ trợ. Đây sẽ là trở ngại lớn đối với mục tiêu trở thành nước CN hoá vào năm 2020. Nếu VN không phát triển CN hỗ trợ thì không thể có CN chế tạo lớn mạnh.

* Sản lượng tiêu thụ xi măng giảm

Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, sản lượng tiêu thụ xi măng đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 2,4% so ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão xảy ra tại miền Bắc và miền Trung.

Trong tháng 8, ngoại trừ Xi măng Tam Điệp tăng 7,8%, hầu hết đơn vị của Vicem đều không đạt mục tiêu tiêu thụ sản phẩm. Từ ngày 11-8, các đơn vị của Vicem thực hiện điều chỉnh giảm giá bán đầu nguồn 10.000 đồng/tấn nhằm tăng sản lượng tiêu thụ. Mặc dù vậy, thị phần của Vicem giảm 1,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu tính chung từ đầu năm, tổng sản phẩm tiêu thụ của Vicem đạt 11,5 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2009 và bằng 60% kế hoạch năm. Trong đó Xi măng Hà Tiên 1, Hải Phòng, Bỉm Sơn, Tam Điệp có mức tăng cao. Trên toàn thị trường, sản lượng tiêu thụ xi măng ước tính khoảng 31,2 triệu tấn, trong đó các liên doanh đóng góp 9,7 triệu tấn, các đơn vị khác 10,1 triệu tấn... Như vậy mức tăng của Vicem thấp hơn mức tăng của thị trường 1,8%.

*Nâng công suất Ðạm Phú Mỹ thêm 60.000 tấn/năm

Ngày 14-9, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCO) khánh thành dự án xây dựng Hệ thống thu hồi CO2 từ khói thải của Nhà máy Ðạm Phú Mỹ, nâng công suất thêm 60.000 tấn/năm, góp phần giảm lượng khí thải tương đương 40.000 tấn CO2 để bảo vệ môi trường (giảm 240 tấn CO2/ngày).

Dự án xây dựng Hệ thống thu hồi khói thải CO2 từ khói thải của lò phản ứng Primary Reformer được khởi công vào đầu tháng 1-2009 có tổng giá trị hơn 27 triệu USD, sử dụng công nghệ thu hồi CO2 của Mitsubishi Heavy Industries Ltd (Nhật Bản). Hệ thống sẽ cung cấp khí CO2 có độ tinh khiết 99%, kết hợp với amoniac (NH3) dư tổng hợp thành phân u-rê. Dự án đưa vào hoạt động trước năm tháng so với hoạt động cam kết, giúp PVFCCO nâng công suất sản phẩm chủ lực hiện nay lên 800.000 tấn/năm, góp phần tăng nguồn cung phân bón trên thị trường.

*Thí điểm đấu thầu qua mạng từ 15-9

Việc đấu thầu qua mạng sẽ bắt đầu được thực hiện từ ngày 15-9, thí điểm tại ba cơ quan là UBND TP Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, việc thí điểm đấu thầu qua mạng được thực hiện đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh trong nước. Mỗi cơ quan thí điểm lựa chọn tối thiểu 5 gói thầu mua sắm hàng hóa, 3 gói thầu dịch vụ tư vấn, 3 gói thầu xây lắp để áp dụng thí điểm đấu thầu qua mạng.

Khi tổ chức đấu thầu qua mạng, bên mời thầu và nhà thầu sẽ phải đăng ký tham gia vào hệ thống đấu thầu điện tử tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn để được cấp chứng thư số.

Vinanet

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!