Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo cáo của IMF về kinh tế Việt Nam

Trong báo cáo hàng năm được công bố ngày 8/9/2010, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Việt Nam đã đối phó tốt với cuộc khủng hoảng toàn cầu và đạt mức tăng trưởng GDP 5,3% trong năm 2009 - một tỷ lệ cao trong khu vực châu Á. Theo IMF, GDP của Việt Nam trong năm nay có thể tăng tới 6,5%, thay vì 6% mà quỹ này đã dự báo hồi tháng 4/2010.

Tuy nhiên, IMF nhấn mạnh mức dự báo tăng trưởng 6,5% này còn phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và có thể bị ảnh hưởng bởi sự không  nhất quán trong chính sách kinh tế.

Theo các chuyên gia IMF, việc Việt Nam đề ra quá nhiều mục tiêu đã làm cho thị trường nghi ngờ về khả năng thực hiện. Việt Nam tuyên bố phấn đấu trong năm 2010 đạt mức trưởng 6,5%, khống chế lạm phát ở mức 7%, cung cấp tín dụng tăng 25% và cung ứng tiền tệ thêm 20% trong khi duy trì sự ổn định tỷ giá của tiền đồng Việt Nam. Các chuyên gia IMF cho rằng khó có thể thuyết phục được thị trường về việc  thực hiện được tất cả các mục tiêu nói trên, nếu Việt Nam không sắp xếp thứ tự ưu tiên. Việc thiếu phối hợp giữa chính sách tiền tệ và thuế khóa làm tăng thêm tâm lý bi quan của thị trường.

Mạng tin Bloomberg dẫn lời kinh tế trưởng Adam McCarty của công ty tư vấn Mekong Economics tại Hà Nội nhận định: “Việc có quá nhiều mục tiêu dẫn đến hậu quả là các chính sách mâu thuẫn với nhau, bởi vì tất cả những biến số kinh tế vĩ mô có liên hệ qua lại”. Theo chuyên gia này, Việt Nam chỉ cần đề ra mục tiêu chính là tăng trưởng và lạm phát, còn những biến số khác thì chỉ cần dự báo.

Các chuyên gia của IMF khuyến cáo Việt Nam công bố kịp thời các số liệu kinh tế quan trọng và rõ ràng trong các đánh giá chính thức về tình hình kinh tế-tài chính.

Trong báo cáo đưa ra ngày 8/9,  IMF nhận định dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng trưởng ổn định trong năm nay và năm tới sau một thời gian giảm mạnh, với điều kiện kinh tế ổn định.

Theo hãng tin Reuters,   dự trữ ngoại hối của Việt Nam (bao gồm cả dự trữ vàng) sẽ lên tới 15,4 tỷ USD vào cuối năm 2010 và 19,2 tỷ USD vào năm sau. Trong một báo cáo đưa ra tại Washington ngày 8/9, IMF nói dự trữ ngoại hối của Việt Nam hồi cuối năm 2009 là 14,1 tỷ USD.

Đại diện IMF thường trú tại Việt Nam Benedict Bingham ngày 9/9 nói dự báo này dựa trên “kịch bản theo đó chính phủ tiếp tục duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, với hy vọng tạo được niềm tin đối với tiền VN đồng”. Việc hạ giá tiền đồng trong tháng 8/2010 cho thấy điểm yếu trong nỗ lực ổn định kinh tế của Việt Nam do hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu.

Liên quan đến việc tuần trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu nói lãi suất dự kiến có thể giảm, IMF cảnh báo Việt Nam khó có thể bình ổn kinh tế, nếu cắt giảm lãi suất quá nhanh.

(tamnhin)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!