*Phiên giao dịch ngày 29/9/2010: Thanh khoản sụt giảm mạnh, VN-Index xuống hơn 2 điểm
Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (29/09), VN-Index bất ngờ giảm 2,19 điểm xuống 452,94 điểm (-0,48%) cho dù đầu phiên chỉ số này đã có lúc lên tới gần 458 điểm. Thị trường giảm điểm do thanh khoản trên thị trường tụt giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay. Tính cả giao dịch thỏa thuận, toàn thị trường có hơn 33 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, đạt giá trị 897 tỷ đồng. Trong khi KLGD trên HNX sáng nay đạt hơn 33,5 triệu cổ phiếu, đạt giá trị trên 840 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch, toàn thị trường có 42 mã tăng giá (3 mã tăng trần), 49 mã đứng giá và 173 mã giảm giá.
Tại sàn Hà Nội, đầu ngày, HNX Index có tăng nhẹ lên trên 130 điểm nhưng sau đó đã giảm dần về cuối ngày. Hiện tại, mức 130 điểm đang là ngưỡng kháng cự khá mạnh với chỉ số này.
Đóng cửa, HNX Index chốt tại 127,41 điểm, giảm 2,76 điểm (-2,12%) so với hôm qua. Toàn thị trường có 38 mã tăng, 264 mã giảm và 36 mã đứng giá.
*Ngành gỗ phải nhập 80% nguyên liệu
Việc này dẫn đến các doanh nghiệp bị động trong kinh doanh khi thời gian qua giá gỗ nguyên liệu tăng cao.
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản VN (Vifores), cho biết do phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu nên lợi nhuận của ngành chế biến gỗ xuất khẩu VN khá thấp, dưới 5% doanh thu. Hiện ngành chế biến gỗ xuất khẩu của VN vẫn phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Việc này dẫn đến các doanh nghiệp bị động trong kinh doanh khi thời gian qua giá gỗ nguyên liệu tăng cao, còn giá xuất khẩu hầu như không tăng, nhiều doanh nghiệp bị lỗ.
*Dệt may, đồ gỗ đã có hợp đồng xuất khẩu đến tháng 4-2011
Một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, đồ gỗ xuất khẩu cho biết đến thời điểm này đã nhận được hợp đồng làm hàng đến tháng 4-2011.
Với ngành đồ gỗ, hợp đồng xuất khẩu nhiều nhưng khó khăn hiện nay là giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao.
Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may lại đang nhận đơn hàng ồ ạt, bởi giá nguyên phụ liệu may mặc nhập khẩu khá ổn định.
*Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 9 tháng đầu năm 2010 không có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc lĩnh vực bất động sản đăng ký thêm nên lĩnh vực này đứng thứ 3 về tổng số vốn đầu tư. Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án bất động sản vẫn khá cao, khoảng 144,9 triệu USD/dự án.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào VN 12,19 tỉ USD, bằng 87,3% so với cùng kỳ 2009. Các dự án đã giải ngân được 8,05 tỉ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2009.
*8 kiến nghị cho XK lao động
Ngày 28/9, UBTVQH đã thông qua “Nghị quyết về kết quả giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tại Nghị quyết này, có 8 yêu cầu tập trung vào các nội dung như khẩn trương rà soát văn bản hướng dẫn thi hành Luật để sửa đổi, bổ sung thay thế các quy định mâu thuẫn, bất cập và đồng thời tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Luật nhằm bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần đồng bộ.
Sản lượng xuất khẩu thép 9 tháng đầu năm 2010 tăng mạnh, ước đạt 322.000 tấn, tăng 170,2% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhiều doanh nghiệp thép đã tích cực tìm kiếm thị trường, đặc biệt là các thị trường mạnh như Brazil, Mỹ, Nhật,… Mặt khác, lượng nhập khẩu các sản phẩm thép lại giảm so với cùng kỳ (ước đạt 7.120 nghìn tấn, giảm 14,5% so với cùng kỳ). Tuy nhiên lượng thép nhập từ Trung Quốc vẫn tăng gấp khoảng 1,5 lần. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, lượng thép nhập khẩu từ đầu năm đến nay xấp xỉ 400.000 tấn, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Thép xây dựng , chủ yếu là thép cuộn, nhập khẩu từ các nước ASEAN tiếp tục được đưa về thị trường các tỉnh khu vực phía Nam với mức giá trung bình 13,5 triệu đồng/tấn, thấp hơn giá thép sản xuất trong nước ít nhất 500.000 đ/tấn.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2010, chênh lệch cán cân thương mại của cả nước vào khoảng 1,05 tỷ USD . Như vậy , trong 9 tháng đầu năm, tổng nhập siêu lên tới 8,6 tỷ USD chiếm 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đáng chú ý là, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng mạnh, chiếm gần 80% tổng nhập siêu của cả nước. Xét về châu lục, Việt Nam vẫn chỉ nhập siêu với châu Á và xuất siêu vơi staats cả các châu lục còn lại. Cụ thể, nhập siêu với châu Á hiện nay khoảng 22,5 tỷ USD, gấp hơn 2 lần nhập siêu của cả nước. Trong khi đó, xuất siêu với châu Á đtj 4,5 tỷ USD, với châu Mỹ đạt 6,6 tỷ USD, châu Đại Dương gần 1,15 ỷ USD.
*Đà Nẵng tăng tốc phát triển với 3 mục tiêu lớn
Trong Báo cáo chính trị báo cáo trong Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX, ba mục tiêu lớn của Đà Nẵng để tăng tốc phát triển trong 5 năm tới là: xây dựng cơ sở hạ tầng văn minh hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo vệ môi trường bền vững.
GDP ước tăng bình quân 11%/năm. Thu nhập bình quân đầu người nâng lên rõ rệt, năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng (2.015 USD), gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước.
*Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020
Tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,8%/năm, GDP năm 2010 tăng gấp 1,8 lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt khoảng 17,66 triệu đồng/người/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (17,37 triệu đồng).
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 25,8%/năm. Quy mô ngành công nghiệp đến cuối năm 2009 gấp 2,5 lần năm 2005. Một số nhà máy thủy điện sớm đi vào hoạt động góp phần tăng điện năng quốc gia… Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 giảm còn 17%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra (theo chuẩn quốc gia).
*Petrovietnam đón dòng dầu đầu tiên tại Nga
Ngày 30/9/2010 tới Petrovietnam và Zaruberneft tổ chức Lễ đón nhận dòng dầu đầu tiên của Công ty Liên doanh Rusvietpetro tại khu vực mỏ Bắc Khô-sê-đai, khu tự trị Nhe-nhet-xky, Nga.
( Vinanet tổng hợp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com