Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế, tài chính trong nước ngày 21/01/2010

 *Việt Nam được mời vào Hội đồng cao su ba bên quốc tế

Hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 19/1 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Đồn điền và Hàng hóa Malaysia Bernard Giluk Dompok cho biết, với sự góp mặt của Việt Nam, nhà sản xuất cao su lớn thứ năm thế giới, ITRC có thể sẽ tăng sản lượng của mình từ 70% đến 76% và tăng thị phần xuất khẩu từ 84% đến 93%.

Đồng thời, thông qua sự hiện diện của mình, Việt Nam sẽ tăng cường sự hợp tác với các nhà sản xuất cao su khác.

*Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 1,3%

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2010 của Hà Nội tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 7,96% so với cùng kỳ năm 2009.

So với tháng trước, ngoại trừ nhóm hàng bưu chính viễn thông giữ nguyên, 10 trong số 11 nhóm hàng tiêu dùng gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế, giao thông, văn hóa, giải trí và du lịch, giáo dục, hàng hóa và dịch vụ khác, có mức giá tăng nhẹ, dao động từ 0,01% đến 1,66%. Đáng chú ý, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, mức tăng của lương thực khá cao, tới 4,68% so tháng trước.

*Việt Nam – thị trường đầu tư triển vọng của Nga

Tại Moscow (Nga) ngày 19/1/2010 đã diễn ra Hội thảo “Việt Nam-Tiềm năng và cơ hội đầu tư”. Đa số các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng, Việt Nam là thị trường đầu tư đầy triển vọng và các nhà đầu tư Nga có thể tham gia các dự án tại Việt Nam như thành lập các xí nghiệp chế biến dầu mỏ và luyện kim, các công trình thuỷ điện và điện nguyên tử, sản xuất nhiên liệu sinh học, xây dựng khác sạn và các trung tâm kinh doanh, sản xuất máy móc-thiết bị, ôtô và nghề cá, dịch vụ hàng không và công nghệ cao cùng hoạt động ngân hàng.

*Các công ty lữ hành cho biết, năm nay, bất chấp suy thoái kinh tế và giá cả đắt đỏ, lượng khách nội địa đăng ký các tour đi nước ngoài dịp Tết Nguyên Đán vẫn tăng cao. Mức tăng hầu hết ở mức 25-30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều khác biệt là mọi năm, khách thường ở nhà mùng 1 để lo cúng tổ tiên và đi chúc Tết, thì năm nay, lượng khách khởi hành vào ngày này cũng rất đông. Không "kiêng" hay còn phải lo ở nhà cúng Tết, ngay từ mùng 1, nhiều gia đình đã sẵn sàng khởi hành xuất ngoại đầu năm. Khách đăng ký đi du lịch đến tận mùng 6, thậm chí đến Rằm vẫn đông. "Cháy" vé máy bay, giá tour đội lên gấp đôi, gấp ba so với ngày thường.

*Tập đoàn tài chính Goldman Sachs của Mỹ mới đây xếp Việt Nam vào nhóm 11 nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010 và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới.

Cùng với những dự báo lạc quan của những tổ chức quốc tế khác, nhận định này góp phần khiến các nhà đầu tư an tâm đổ vốn vào Việt Nam.

Kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của những nhà đầu tư nước ngoài vốn gắn bó với Việt Nam lâu năm đã được lên sẵn để đón cơ hội hậu khủng hoảng. Nhiều dự án chậm trễ triển khai vì tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng được các nhà đầu tư cam kết sẽ khởi động ngay đầu năm nay

*Đầu tư ra nước ngoài được miễn thuế giá trị gia tăng

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 11-2010, hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài. Theo đó, các doanh nghiệp này vẫn phải nộp thuế xuất, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng được miễn thuế giá trị gia tăng.

Thông tư ghi rõ, về thuế xuất, nhập khẩu thì doanh nghiệp phải đóng như Luật thuế xuất, nhập khẩu hiện hành, tính cả máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu do nhà đầu tư xuất ra nước ngoài để tạo tài sản cố định của dự án. Đối với các trường hợp tạm nhập, tái xuất vẫn phải nộp thuế và sau đó hoàn thuế khi quay về.

Doanh nghiệp chỉ được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào khi có hàng hóa xuất khẩu đến nước đầu tư. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày 19-1.

Năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đạt 7,2 tỉ đô la Mỹ, với 457 dự án tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng 143% kế hoạch và 214% cả quá trình đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm 2008.

*Giãn nộp thuế đến 31/12/2010 với một số doanh nghiệp

Tại Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 thì các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế đến ngày 31/12/2010 đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da, giầy.

Nghị quyết 03 đã đặt ra 8 giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. Cụ thể là phục hồi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng; điều hành chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, thận trọng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu và ngăn chặn lạm phát cao trở lại.

*Năm 2010 sẽ đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, theo mục tiêu năm 2010, sẽ có  85.000 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Hiện rất nhiều thị trường có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động nhập cư. Tại Malaysia, Chính phủ nước này đã khảo sát nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong 5 lĩnh vực điện, điện tử, sản xuất găng tay, may mặc và đồ nhựa. Thị trường Trung Đông với chương trình hợp tác giữa 2 nước đưa  4.000 lao động sang làm nhân viên bảo vệ cũng đang được triển khai. Thị trường Đài Loan cũng không ngừng tiếp nhận lao động trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, khán hộ công, xây dựng... kể cả trong khủng hoảng, là những tín hiệu tốt lành cho lĩnh vực xuất khẩu lao động Việt Nam 2010.
Tuy nhiên, về lâu dài, để khai thác, mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần tiếp cận các thị trường khó tính, có nhu cầu về lao động kỹ thuật cao. Chỉ khi lao động thật sự có chất lượng thì thương hiệu lao động Việt Nam mới được khẳng định.

*Phiên giao dịch ngày 21/1/2010:  Chứng khoán 2 sàn tiếp tục mất điểm sâu

VN-Index mở cửa phiên giao dịch ngày 21/1, giảm 7,53 điểm xuống 481,97 điểm. Khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp, đạt 2,34 triệu cổ phiếu, tương đương 98,93 tỷ đồng. Thị trường phục hồi nhẹ vào thời điểm 9h25 – 9h40, với sự hồi phục được 6 điểm (lên mức 483 điểm) thì sang đợt 2, VN-Index tiếp tục bị sụt giảm thêm rồi chốt phiên ở mức 478,42 điểm. So với ngày 20/1, VN-Index mất đi 11,08 điểm (tương đương 2,26%), tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 41.822.396 cổ phiếu.

Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX cũng tiếp tục mất thêm 3,41 điểm (tương đương 2,12%), khi đóng cửa ở mức 157,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường nhỉnh hơn hôm 20/1 chút ít, đạt 23.843.700 cổ phiếu.

Tại sàn UPCom, tính đến 11h15 giảm thêm 0,79 điểm (tương đương 1,5%), đạt mốc 51,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 57.760 cổ phiếu…

(Vinanet)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!