Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế, tài chính trong nước tuần đến ngày 29/10

Tuần cuối cùng của tháng 10, có hàng loạt các chi tiêu kinh tế trong tháng đã được công bố. Ngoài vấn đề lạm phát, nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế vẫn đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, điều đó không nói lên được xu thế chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Không những vậy, các nhà đầu tư, giới chuyên gia đang lo ngại về những rủi ro dài hạn khác như tỷ giá, thâm hụt ngân sách và hiệu quả đầu tư.

Lãi suất thực tế không giảm

Sau 2 tuần các ngân hàng thương mại (NHTM) đồng thuận giảm lãi suất huy động xuống dưới 11%, lãi suất thực tế của các ngân hàng lại tăng lên. Thông tư 13 sau 1 tháng có hiệu lực cũng đang ”ngấm” vào thị trường tài chính khiến việc giảm lãi suất không dễ thực hiện.

Lãi suất niêm yết chính thức tại các NHTM giảm xuống dưới 11% nhưng thực tế cuộc đua lãi suất đang ngấm ngầm diễn ra và ngày càng quyết liệt. Nhiều hình thức khuyến mãi như tặng tiền, bốc thăm trúng thưởng hoặc thỏa thuận lãi suất. Lãi suất huy động thực tế tại một số ngân hàng đã lên tới trên 12%. Không ít ngân hàng dù không muốn cũng phải lao vào cuộc đua lãi suất để giữ chân khách hàng.

Sở dĩ lãi suất gia tăng là do hệ thống tài chính đang phải chịu một loạt sức ép lớn. Lạm phát trong 10 tháng đã lên tới 7.58%, và gần như chắc chắn mục tiêu 8% của cả năm sẽ không giữ được. Sức ép về lạm phát khiến cho chính sách tiền tệ trở nên thận trọng hơn. Không những vậy ”room” tín dụng cho 2 tháng còn lại còn chưa đến 3% do đó không còn nhiều không gian cho việc tăng cung tiền để giảm lãi suất. Thực tế trong những tuần gần đây, lượng tiền bơm ròng ra nền kinh tế qua thị trường mở không còn mạnh như trước. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm bình quân trong tuần cũng đã vượt mức 8%, các kỳ hạn khác cũng đã tăng đáng kể.

Yếu tố khá làm cho lãi suất khó giảm là Thông tư 13 chỉ cho phép các NHTM sử dụng 80% tiền gửi có kỳ hạn và 25% tiền gửi không kỳ hạn để cho vay đã làm giảm sút nguồn tin dụng cho vay và làm tăng chi phí vốn. Con số 80% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ cho vay/huy động là 96% của năm 2009 và 92% trong 6 tháng đầu năm 2010. Không những vậy, CAR của các ngân hàng cũng phải nâng từ 8 lên 9%. Dù các NHTM có thể tìm cách ”lách luật” thì cũng sẽ có một phần khá lớn tài sản của ngân hàng sẽ không thể dùng cho vay.

Tỷ giá USD trong tuần tiếp tục chịu áp lực khá lớn, khi có lúc tỷ giá trên thị trường tự do tăng lên mức kỷ lục 20,350 VND/USD.

NHNN vừa ban thành Thông tư 22/2010/TT-NHNN nhằm siết chặt việc huy động và cho vay bằng vàng đối với các tổ chức tín dụng. Các quy định của Thông tư 22 có thể nhằm chấn chỉnh lại hoạt động huy động và cho vay vàng trên thị trường để giảm bớt tình trạng đô la hóa nền kinh tế, và rủi ro của các tổ chức tín dụng. Điều này cũng sẽ giúp giảm áp lực lên vấn đề tỷ giá, nhất là trong những tháng cuối năm.

Những tín hiệu vĩ mô và chính sách tháng 10

Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 6.25 tỷ USD, tăng 23.2% so với cùng kỳ 2009, trong khi đó nhập khẩu đạt 7.35 tỷ USD, tăng 8.7%. Tính tổng cộng trong 10 tháng kim ngạch xuất khẩu đạt 57.65 tỷ USD tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, còn nhập khẩu đạt 67.26 tỷ USD tăng 20.73%.

Như vậy, nhập siêu tháng 10 đạt 1.1 tỷ USD và trong 10 tháng đạt 9.5 tỷ USD, bằng 16.4% kim ngạch xuất khẩu.

Đối với vốn đầu tư FDI, vốn đăng ký chỉ đạt 604 triệu USD, trong khi đó vốn giải ngân lại đạt 950 triệu USD, đưa số vốn giải ngân 10 tháng lên mức 8.95 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo lĩnh vực đầu tư, khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 4.06 tỷ USD đăng ký. Tiếp theo là sản xuất, phân phối điện, nước, điều hòa với tổng vốn đăng ký đạt 2.94 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ ba với 2.85 tỷ USD vốn đăng ký.

Hai chi tiêu kinh tế là xuất nhập khẩu và vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 10 tương đối khả quan. Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng mạnh và vượt mục tiêu đề ra, thâm hụt thương mại giảm xuống thấp hơn ”hạn mức” 20% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, FDI giải ngân vẫn đạt được mức tăng ấn tượng 12%, dù có một tỷ lệ vốn khá lớn là huy động từ trong nước nhưng đây vẫn là một yếu tố khá tích cực.

(Vietstock)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!