Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng bám doanh nghiệp sang Lào

Sau khi đầu tư mạng di động ở Campuchia, Viettel dự tính mở mạng di động ở Lào, góp mặt cùng hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư sản xuất, kinh doanh ở nước láng giềng này.

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư bền vững ở nước bạn hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Một số nhắm đến khu vực nguyên liệu. Ngoài ra, họ còn tính mở rộng cái gọi là nội địa của mình – sản xuất hàng Việt ngay tại Lào. Để những tính toán ấy khả thi, hàng loạt ngân hàng cũng đã xuất ngoại nhập cuộc.

Ngân hàng xuất ngoại

Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam mở chi nhánh ở Campuchia vào tháng 6 vừa qua, và chi nhánh tại Lào vào cuối 2008. Ông Đặng Văn Thành, chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng này cho biết, mở rộng kinh doanh sang các nước láng giềng được ngân hàng này ấp ủ từ năm 2000 sau khi khảo sát và lập chiến lược mở rộng. “Tôi tận mắt thấy, và bị thôi thúc bởi nhu cầu giao thương ngày càng lớn giữa các nước có giao thương biên giới với Việt Nam”, ông nói.

Theo ông Thành, chi nhánh Campuchia sau hai tháng hoạt động đã có hơn 200 khách hàng vừa doanh nghiệp vừa cá nhân, ở Lào khoảng 150 khách. Dịch vụ chuyển tiền đạt 1 – 1,5 triệu USD/ngày so với ngày mới khai trương. Những dịch vụ tại hai chi nhánh này tương đối giản đơn, như tiền gửi tiết kiệm, cho vay hỗ trợ du học... (đối với cá nhân), chuyển tiền bằng điện, tiền gửi thanh toán, tín dụng thư, nhờ thu nhập khẩu… (doanh nghiệp). Khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Campuchia và ngược lại, doanh nghiệp Việt kiều, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tầng lớp dân cư Campuchia…

Tuy lượng giao dịch chưa cao, nhưng ông Thành đánh giá, ý nghĩa của việc ngân hàng xuất ngoại, kéo theo doanh nghiệp mang sản phẩm đi theo bán buôn. Ở Campuchia và Lào, người ta không gọi là Sacombank, họ gọi là ngân hàng Việt Nam. Vì ý thức là “ngân hàng Việt Nam”, thách thức nhất đối với ông là công tác quản trị điều hành, công nghệ, đội ngũ cán bộ, để có thể thông hiểu và thiết kế kịp thời những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Phát triển bền vững

Việc đầu tư sang Lào của Sacombank là một trong số 186 dự án của doanh nghiệp Việt Nam tại đất nước Triệu Voi, với tổng vốn đăng ký là 2,08 tỉ USD. Lĩnh vực được đầu tư vào Lào nhiều nhất là trồng cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, xây dựng thuỷ điện. Hiện có 27 dự án trồng cây cao su, cây công nghiệp với tổng vốn đăng ký 501 triệu USD. Trong lĩnh vực thuỷ điện, có tới 30 dự án, với tổng công suất 4.726MW.

Trước khi có sự hiện diện của Sacombank, từ năm 1999, ngân hàng liên doanh Lào – Việt được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 10 triệu USD, sau nâng lên 15 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Lào đạt hơn 422 triệu USD trong năm 2008, tăng 35,5% so với năm trước. Hàng Việt Nam đưa sang Lào chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, than đá và đồ nhựa. Trong số 273 triệu USD nhập khẩu từ Lào, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu thuốc lá.

Những đơn vị có mặt tại Lào khá sớm là các công ty cao su như tổng công ty cao su Việt Lào, tổng công ty cao su Dăk Lăk. Mới đây là Hoàng Anh Gia Lai với dự án trồng cao su và lập nhà máy chế biến mủ tại đây. Công ty này tài trợ 14 triệu USD xây nhà ở cho vận động viên dự SEA Games tại Lào diễn ra vào cuối năm nay. Bên cạnh các dự án khai thác tài nguyên, sản xuất hàng tiêu dùng, một số công ty đầu tư chiều sâu, chế biến hàng xuất khẩu như dự án nhà máy chế biến đồ gỗ để xuất sang châu Âu và Mỹ của công ty Savimex, TP.HCM.

Đánh giá là “chậm chân” nhưng ông Thành cho rằng, đây là thời điểm chín muồi khi lượng công ty trong nước đầu tư sang Lào và Campuchia khá nhiều và giao thương ngày càng tấp nập. Ông Thành nói: “Đó là hai thị trường nhỏ hơn Việt Nam, nên mình có đủ điều kiện tư vấn cho họ”. Theo ông, một đường giao thương biên giới với ba nước Lào, Campuchia, Trung Quốc là lợi thế của Sacombank. Doanh nghiệp ba bên đầu tư qua lại có thể sẽ tìm đến Sacombank trước. Hơn nữa, một doanh nghiệp Việt Nam có thể thế chấp tài sản ở Việt Nam và vay vốn ở hai thị trường này.

Khẳng định chiến lược đầu tư dài hạn ở các nước láng giềng, Sacombank đã mua đất và xây toà nhà ngân hàng. “Đó là căn nhà ấm cúng của doanh nghiệp Việt Nam khi ra nước ngoài” – ông Thành nói.

( Theo Hồng Sương // SGTT Online)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại
  • Khi doanh nghiệp và ngân hàng đều phải tính!
  • Doanh nghiệp kêu khó vay vốn kích cầu
  • Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt xấp xỉ 400.000 tỷ đồng
  • Mục tiêu trên con đường dài
  • Trên 122 tỷ đồng vốn vay ưu đãi sai đối tượng
  • Ngân hàng vào đợt báo lãi
  • Thí điểm đấu thầu qua mạng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!