Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng đói vốn cuối năm

VIBank sẽ ưu tiên tài trợ cho các khoản vay danh cho sản xuất kinh doanh cùng với các dự án trọng điểm của Chính phủ và các địa phương
VIBank sẽ ưu tiên tài trợ cho các khoản vay danh cho sản xuất kinh doanh cùng với các dự án trọng điểm của Chính phủ và các địa phương

Các ngân hàng đang phải siết lại đối tượng cho vay bởi lo ngại vượt “room” tăng trưởng tín dụng. Chưa hết, trong khi tín dụng cho vay tăng trưởng nóng thì nguồn huy động vốn của các ngân hàng ngày càng khó và thấp.

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp càng cần vốn, việc các ngân hàng phải đối diện với bài toán thiếu vốn sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khát vốn

Ông Bùi Viết Thưởng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Duyên Hải (HP) cho biết, trong những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, doanh nghiệp chúng tôi cần một lượng vốn khoảng 20 tỷ đồng phục vụ nhu cầu nhập khẩu và kinh doanh những sản phẩm nhập khẩu ấy. Tuy nhiên, từ trước đến nay thì ngay cả giai đoạn tín dụng cởi mở, lượng vốn huy động cũng ít khi đủ với nhu cầu vay. Do đó chúng tôi vẫn phải thường xuyên tìm kiếm kênh tín dụng ngoài ngân hàng

30% tăng trưởng tín dụng là ngưỡng mà các ngân hàng phải cố giữ.

Một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho biết, theo chu kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp thường đẩy mạnh vay vốn vào dịp cuối năm, bởi đây là mùa hoạt động kinh doanh diễn ra mạnh nhất trong năm. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để đầu tư phát triển sản xuất cũng đang gia tăng khi kinh tế trong nước và thế giới có những chuyển biến tích cực. Điều này là hoàn toàn có cơ sở, bởi theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng GDP quý 3/2009 đạt mức 5,76%, cao hơn nhiều so với con số 4,5% đạt được trong quý 2/2009, và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong quý 4. Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP đạt mức tăng 4,56% và mục tiêu tăng trưởng kinh tế dự kiến 5,2% trong năm 2009.

Việc đã sử dụng gần hết “room” tín dụng được phép buộc các ngân hàng phải xem xét, cân đối lại hoạt động này. Ông Ngô Xuân Dũng - Giám đốc điều hành Ngân hàng Quốc Tế (VIB) cho biết, hiện tại VIB đang phải rà soát lại toàn bộ các khoản đã cho vay để đáp ứng đúng yêu cầu của NHNN. Chủ động có kế hoạch thích hợp trong huy động vốn, cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Các khoản vay dành cho sản xuất kinh doanh cùng với các dự án trọng điểm của Chính phủ và các địa phương sẽ được ưu tiên hàng đầu để tài trợ vốn. Đối với các dự án chưa thật sự cần thiết, VIB sẽ bàn bạc lại với khách hàng để giãn kế hoạch giải ngân.

Có thể nói hầu hết các ngân hàng từ nay đến cuối năm đều phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, lựa chọn những dự án tốt và đối tác tiềm năng để cho vay, không để tăng trưởng nóng như thời gian trước. Ông Dũng cũng chia sẻ, nếu chỉ cho phép các ngân hàng sử dụng 30% số tiền huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng sẽ gây bất lợi cho các ngân hàng “sống” nhờ vào huy động tiết kiệm, bởi có đến 90% tiền gửi tiết kiệm là ngắn hạn.

Ngân hàng còn lo thiếu vốn?

Tính đến cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng đã ở mức 29,3%, trong khi đó nguồn vốn huy động của các ngân hàng chỉ tăng khoảng 22,9% so với cuối năm 2008. Lý giải cho điều này, nhiều ngân hàng cho rằng, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng bằng việc liên tục nâng lãi suất là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng luôn “đứng núi này, trông núi nọ” và chỉ thích gửi tiết kiệm trong ngắn hạn để chờ ngân hàng nào có mức lãi suất cao hơn là chạy đến gửi. Bên cạnh đó, trước những biến động về lợi nhuận của giá vàng, USD, bất động sản, chứng khoán tăng cao, dòng tiền gửi tiết kiệm cũng bị sụt giảm đáng kể. Lãnh đạo nhiều ngân hàng nhận định rằng, từ đầu năm đến nay, tăng huy động vốn luôn thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Và sang đến năm 2010 việc cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng sẽ càng khó khăn hơn.

Tuy nhiên, lãnh đạo của một ngân hàng cổ phần lại có quan điểm trái chiều. Ông này cho rằng, các ngân hàng không nên quá lo trong việc cân đối vốn. Bởi các tháng cuối năm, các ngân hàng thường tập trung thu hồi nợ và phần nào giảm giải ngân cho vay, vì thế, lượng tiền trong ngân hàng còn nhiều. Bên cạnh đó, thời hạn của gói hỗ trợ lãi suất thứ nhất đã gần hết, nên hiện các doanh nghiệp đang chờ đợi thông tin về hướng hỗ trợ tiếp theo của Chính phủ. Một điều quan trọng nữa là việc lãi suất cho vay đang có xu hướng tăng do lãi suất huy động tăng nên doanh nghiệp cũng phải tính toán kỹ việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Đồng tình với quan điểm này, bà Cao Thị Thúy Nga - Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Quân Đội cũng chia sẻ: “Chúng tôi đã dự báo được tình hình và có sự chuẩn bị. Thực tế, nguồn vốn của các ngân hàng không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân mà còn đến từ nhiều kênh khác gồm vốn tự có, vốn từ phát hành các công cụ tài chính (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…) nên có thể đảm bảo được nhu cầu của doanh nghiệp".

Mặc dù các ngân hàng đều khẳng định sẽ đảm bảo được nguồn vốn cho doanh nghiệp vào những tháng cuối năm, nhưng theo vị chuyên gia trên thì “điều quan trọng vẫn là làm sao doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng. Để thực hiện được điều này nên có sự điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó, lãi suất cơ bản cũng nên được điều chỉnh để thu hút vốn từ cá nhân và các tổ chức”.
 

Tháng 11 sẽ công bố báo cáo giám sát tài chính quốc gia đầu tiên

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết sẽ công bố báo cáo giám sát tài chính đầu tiên của Việt Nam theo chuẩn quốc tế trong tháng 11 này. Báo cáo được dựa trên các số liệu đã kiểm toán do các ngân hàng cung cấp và được xử lý trong vòng 6 tháng qua. Ông Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban này cho hay, tình hình sức khỏe của các ngân hàng tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,46% tổng dư nợ. Trong đó các ngân hàng cổ phần và nước ngoài có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn dưới mức trung bình ngành, còn các ngân hàng quốc doanh và liên doanh có tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức trung bình ngành.

Tính đến hết tháng 9 năm nay, trong những khoản tín dụng của ngân hàng, tổng tín dụng cho vay bất động sản vào khoảng 146.000 tỷ đồng, tương đương với 9% tổng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là một số ngân hàng nhỏ có tỷ lệ cho vay rất lớn, thậm chí có những ngân hàng cho vay bất động sản lên tới trên 50% tổng tài sản, dẫn tới rủi ro rất cao đối với những ngân hàng này và đe dọa sự an toàn của toàn hệ thống. Về vốn, hiện chỉ còn Agribank có hệ số an toàn vốn (CAR) dưới 8%, còn các ngân hàng quốc doanh ở mức 8 - 10% và các ngân hàng thương mại cổ phần phần lớn trên 12%, có những ngân hàng mới lên tới mức 30%.


(Theo Hải Nam // Báo Doanh nhân)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Áp lực huy động vốn ngày một tăng
  • Chặn đà cuộc đua lãi suất mới
  • Thông tin kinh tế quan trọng công bố ngày 19/11/09
  • Ngân hàng tăng lãi suất huy độngVND
  • Bộ Tài Chính và Vinashin phát hành 3000 tỷ đồng trái phiếu Chính Phủ
  • Lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân là 3,6%/năm
  • 31/12: Hạn chót thanh toán nguồn vốn ứng trước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
  • Hỗ trợ lãi suất và cạnh tranh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!