Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng khát vốn, vì sao?

Việt Nam là nước thứ hai, sau Úc, trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nâng lãi suất cơ bản. Động thái này được nhà phân tích của Goldman Sachs đánh giá là ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang cảnh giác với rủi ro lạm phát khi kinh tế hồi phục, cũng như tăng sự hấp dẫn của tiền đồng để bình ổn thị trường hối đoái.

Cho phép nhập vàng, tăng lãi suất cơ bản đồng thời với điều chỉnh tỷ giá, ngân hàng Nhà nước đang hy vọng người dân không tích trữ vàng, USD nữa mà gửi tiền vào ngân hàng. Qua đó, chống lạm phát và huy động được nguồn tiền nhàn rỗi cho phát triển kinh tế. Ảnh: Lê Quang Nhật

Trả lời báo giới hôm 25.11, thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng, việc điều chỉnh lãi suất cơ bản lên mức 8%/năm áp dụng từ 1.12 tới không có gì khác thường. Ông cũng dẫn lời bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng điều chỉnh này không có ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng.

Biện pháp cần được chấp nhận

Các chuyên gia cho rằng, việc tăng lãi suất có thể mâu thuẫn mục tiêu tăng trưởng năm. Theo TS Vũ Thành Tự Anh, thông thường cứ đầu tư mạnh sẽ có tăng trưởng. Nhưng quan trọng ở chỗ, mối quan tâm còn đặt ở tăng trưởng ngắn hạn hay dài hạn, và biện pháp có lành mạnh cho tăng trưởng dài hạn, cũng như mức tăng đó có bền vững khi có khủng hoảng như năm 2008, hay “hụt hơi” vào những năm tới. Theo ông, mục tiêu tăng trưởng đòi hỏi tín dụng cao, buộc phải bơm tiền, dẫn đến đồng tiền mất giá, trong khi ngân hàng Nhà nước cố gắng giữ tỷ giá ổn định thì vơi dần dự trữ ngoại hối.

Theo ThS Đinh Thế Hiển, việc tăng lãi suất cơ bản lên thêm 1% thừa nhận thực tiễn là ngân hàng đã căng thẳng lãi suất và không huy động được, phải nới lỏng lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Theo ông, đây là biện pháp cần được chấp nhận trong giai đoạn này, nếu không dòng tiền sẽ càng căng thẳng.

Lãi suất ngắn hạn đang cao hơn lãi suất dài hạn, tình cảnh từng xảy ra trong năm 2008. Theo ông Hiển, hiện tượng thì giống nhưng khác về bản chất. Năm 2008 lạm phát tăng cao, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất người dân mới gửi tiền, còn năm nay, theo ông Hiển, ngân hàng Nhà nước đã không điều tiết tốt cơ cấu vay, cho vay vào những lĩnh vực vòng quay vốn chậm, ngân hàng kẹt tiền buộc phải tăng lãi suất.

Nhưng ThS Hiển nghi ngờ về khả năng huy động vốn của ngân hàng trong thời gian tới dù lãi suất đã tăng. Ông nói: “Thực chứng cho thấy, năm 2008 lãi suất tăng lên 17 – 18%/năm mà số tiền vào ngân hàng không thay đổi bao nhiêu, nó chỉ chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác”.

Hôm 25.11, các ngân hàng thương mại nhà nước thống nhất mức lãi suất huy động tiền đồng không quá 10,5%/năm để tạo sự ổn định mặt bằng lãi suất chung. Những trường hợp tăng lãi suất huy động cao hơn mức này, phá vỡ mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, thanh tra ngân hàng sẽ tiến hành xem xét toàn diện hoạt động của tổ chức tín dụng đó.

Về lý thuyết, khi lãi suất tăng, chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ tăng nhưng thống đốc Giàu, trong cuộc phỏng vấn trên, tin rằng, doanh nghiệp sẽ biết cách tính toán, tiết kiệm vốn, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu để giá thành sản phẩm không tăng cao, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh đầu ra. Tuy nhiên, ThS Hiển cho rằng, mức lãi suất mới sẽ tốt cho người gửi tiết kiệm và ngược lại, đẩy gánh nặng lãi vay vào doanh nghiệp. “Lãi suất vay tăng, doanh nghiệp buộc phải tăng giá hàng bán, mà khi không được tăng giá bán vì cạnh tranh, thì họ tính kế giảm lương, bớt xén nguyên liệu, ăn vào chất lượng sản phẩm. Đây là bài toán lớn của xã hội, ảnh hưởng tới đa số người dân”, ông nói.

Thâm dụng vốn “dắt dây” khát vốn

Theo ThS Đinh Thế Hiển, việc ngân hàng Nhà nước buộc phải tăng lãi suất nằm ở chỗ, lâu nay một phần vốn tương đối đã được đưa vào những dự án lớn, bất động sản, quay vài năm mới xong một vòng đã làm tăng mạnh dư nợ tín dụng nhưng GDP tăng không tương ứng. Trong khi đó, nguồn vốn nếu đưa mạnh vào sản xuất kinh doanh, cho nông nghiệp, cá nhân vay… thì một năm có thể quay ba vòng; từ đó, hạn mức tín dụng sẽ không tăng tới 34 – 35% mà GDP vẫn tăng.

Theo ông tính toán, năm 2009 với mức tăng trưởng tín dụng 30 – 35%, GDP đạt 5% nghĩa là sáu đồng tín dụng mới tăng được một đồng GDP. Trong năm 2009, một lượng vốn tương đối được tiếp tục đổ vào những dự án và bất động sản mà không có một tỷ lệ thích đáng cho sản xuất hàng hoá và tiêu dùng, nông nghiệp. “Trong năm đã không giải quyết được thâm dụng vốn mà càng mắc sâu hơn, mà càng thâm dụng vốn sẽ càng khát vốn”, ông nói.


(Theo Hồng Sương/sgtt)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Giải ngân vốn ODA đã vượt 5% kế hoạch cả năm
  • Lo tỷ giá “kéo” giá xe
  • Bộ Tài chính công khai lương lãnh đạo SCIC
  • Tài chính vi mô: Cho người nghèo chiếc cần câu
  • Qua năm mới cho vay tiền
  • 'Thất bát' kênh huy động trái phiếu
  • Kho bạc Nhà nước dồn sức "vượt khó" năm 2009
  • Khi Tổng giám đốc SCIC lĩnh lương gần 1 tỷ/năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!