Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều người vẫn mơ hồ về vai trò của bảo hiểm

Mặc dù ngành bảo hiểm đã phát triển trên 10 năm, nhưng trên thực tế, mức độ tham gia của người dân với loại hình này vẫn còn ít. Không ít người vẫn còn mơ hồ về vai trò của bảo hiểm trong đời sống. Ngược lại, hiện tượng trục lợi bảo hiểm lại ngày càng phổ biến khiến các DN bảo hiểm khá e dè. Nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật của người dân khi tham gia bảo hiểm là một câu hỏi lớn đối với ngành bảo hiểm. Ông Takashi Fujii, Tổng giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam có cuộc trao đổi với ĐTCK về vấn đề này.

Ở Việt Nam hiện nay, dù bảo hiểm đã được “phủ sóng” tương đối rộng rãi, nhưng thực tế, tâm lý người dân khi mua bảo hiểm nhiều khi khá tùy hứng, nên cũng dễ dẫn đến việc hủy hợp đồng hoặc chuyển qua công ty khác. Ông nhận định gì về thực tế này?

Hiện nay, các DN bảo hiểm đều đẩy mạnh việc triển khai mạng lưới văn phòng rộng khắp nhằm tiếp cận khách hàng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đến nay, phần lớn người dân vẫn còn mơ hồ về vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm trong đời sống, thậm chí có những suy nghĩ không thật sự chính xác về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia bảo hiểm.

Các DN bảo hiểm tuy đã có những bước đầu tư mạnh mẽ để mở rộng mạng lưới văn phòng, nhưng vẫn chưa thật sự có giải pháp hoàn hảo để đưa hình ảnh và sản phẩm của công ty đến gần hơn với khách hàng. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi lực lượng tư vấn tài chính thật sự chuyên nghiệp thì chính họ sẽ góp phần mang đến cho khách hàng một hình ảnh tin cậy và an toàn về bảo hiểm. Bên cạnh đó, khách hàng chỉ nên tham gia bảo hiểm khi thật sự có nhu cầu và có sự điều nghiên kỹ lưỡng.

Hiện nay, vấn đề trục lợi bảo hiểm khá phổ biến khiến DN bảo hiểm ngày càng thận trọng hơn khi giải quyết bồi thường. Tuy nhiên, sự thận trọng này cũng dẫn đến sự thắc mắc và khiếu nại của các khách hàng về việc chậm trễ trong bồi thường. Theo ông, cần giải quyết mâu thuẫn này thế nào?

Những tranh chấp trong việc giải quyết bồi thường quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng là điều dù rất đáng tiếc nhưng luôn xảy ra ở mọi thị trường. Vấn đề là chúng ta phải hạn chế tối đa những tình huống này nhằm xây dựng niềm tin nơi khách hàng. Để làm được điều này, mọi thông tin liên quan đến bảo hiểm cần được quy định một cách minh bạch, rõ ràng và khách hàng cần được cung cấp đầy đủ thông tin trước và trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm. Về phía DN, phải đào tạo đội ngũ tư vấn tài chính thật sự chuyên nghiệp. Các công ty bảo hiểm cũng cần có giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ, nhằm rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cũng như thời gian giải quyết các quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Song song đó, để bảo vệ quyền lợi của chính mình, khách hàng cần phải tìm hiểu thật kỹ nội dung thông tin hợp đồng cũng như những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà mình tham gia để tránh những tranh chấp ngoài ý muốn.

Mặc dù đã phát triển hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn còn nhiều khái niệm về bảo hiểm, thậm chí mẫu hợp đồng bảo hiểm vẫn chưa thống nhất giữa các công ty bảo hiểm. Điều này sẽ  gây khó khăn cho người dân khi tìm hiểu về thị trường này?  

Các khái niệm và thuật ngữ dùng trong bảo hiểm khá phức tạp và để có thể làm quen và hiểu được các khái niệm này cần phải có thời gian. Tôi nghĩ vấn đề này sẽ được sớm được khắc phục. Mọi người cũng đã có cái nhìn tích cực hơn về bảo hiểm. Đến nay, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng đã ban hành những quy định về Mẫu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (BHNT) chuẩn và cũng như một số quy định liên quan khác. Đây là cơ sở để các công ty bảo hiểm triển khai hoạt động kinh doanh một cách thống nhất, đồng thời cũng giúp khách hàng tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc khi tham gia bảo hiểm.

Từ đầu năm tới nay, các công ty BHNT đã liên tục cho ra mắt rất nhiều sản phẩm mới. Ông đánh giá thế nào về lượng cung và cầu của các sản phẩm BHNT hiện nay? Thời gian tới sẽ là thời của những dòng sản phẩm bảo hiểm nào?

BHNT với chức năng chính là bảo vệ, vì vậy về cơ bản, các sản phẩm này không khác nhau nhiều. Các công ty BHNT để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình sẽ phải nghiên cứu để gia tăng tiện ích và quyền lợi cho khách hàng hoặc tung ra những sản phẩm tập trung vào từng nhóm đối tượng hoặc thị trường riêng biệt. Gia tăng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng để tăng tính cạnh tranh là mục tiêu mà các DN bảo hiểm hướng đến. Việc tung ra nhiều sản phẩm BHNT thời gian qua là xu thế phát triển tất yếu của thị trường, khi nhu cầu của khách hàng ngày một đa dạng và phong phú; số lượng công ty BHNT ngày một gia tăng. Mức độ cạnh tranh tăng cao, sản phẩm đa dạng sẽ cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Trong thời gian tới, tôi cho rằng, cùng với những sản phẩm truyền thống, sản phẩm thuộc dòng liên kết chung sẽ là một trong những sản phẩm chủ lực của các DN bảo hiểm.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Những điều cần lưu ý khi quyết toán thuế 2009
  • Ngân hàng thương mại 'nhìn nhau' tăng lãi suất
  • Tác động trái chiều chính sách: Nguy cơ của vòng luẩn quẩn
  • Phải có chiến lược giữ tiền cho dân
  • Thanh toán bằng thẻ: Chưa như kỳ vọng
  • Tích cực hút kiều hối
  • EC cam kết hỗ trợ Việt Nam 150 triệu euro
  • “Cuộc chiến” nhân sự bảo hiểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!