Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nới chỉ tiêu lạm phát: ‘8% vẫn là con số tham vọng’

Nhiều chuyên gia cho rằng các yếu tố bên ngoài và chính sách tài khóa sẽ tác động không nhỏ đến khả năng thực hiện thành công mục tiêu ổn định vĩ mô của kinh tế Việt Nam trong năm nay. 

Giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng ở mức 6,5% nhưng Nghị quyết số 23 của Chính phủ được đưa ra cách đây ít ngày khẳng định giới hạn lạm phát được hướng tới trong năm 2010 là 8%. Con số này cao hơn 1% so với chỉ tiêu được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 6, diễn ra hồi cuối năm 2009.

Giới phân tích cho rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tới 4,27% trong vòng 4 tháng đầu năm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định điều chỉnh của Chính phủ.

Đánh giá việc điều chỉnh là kịp thời và cần thiết, tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng nếu kiên quyết giữ mục tiêu lạm phát ở 7% và làm mọi cách để giữ con số này thì kinh tế Việt Nam khó đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

“Nên nhìn nhận sự kiện này trong một bức tranh tổng thể, cùng với nhiều biến số vĩ mô khác. Giữ mục tiêu lạm phát ở 7% nghĩa là phải thắt chặt hơn chính sách tiền tệ. Doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn thì kinh tế sẽ rất khó tăng trưởng”, ông Kiên giải thích.

Tuy ủng hộ quyết định điều chỉnh nhưng theo chuyên gia kinh tế này, đề ra mục tiêu là một chuyện nhưng có thực hiện được hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Quan điểm này cũng được tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Phó giám đốc Nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam chia sẻ: “Không phải đề ra chỉ tiêu là có thể thực hiện như đinh đóng cột chỉ tiêu đó. Bản thân CPI, giống như bất kỳ một biến số vĩ mô nào khác, đều chịu tác động của nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài”.

Tiến sĩ Tự Anh cho rằng một quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu như Việt Nam khó có thể kiểm soát tác động do tăng giá nguyên vật liệu đầu vào khi thị trường thế giới phục hồi. Trong khi đó, nếu tiếp tục duy trì chính sách tài khóa, tiền tệ với tỷ lệ đầu tư cao, liên tục tăng tín dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư đó thì việc kiểm soát lạm phát sẽ rất khó khăn.

“Điều tôi quan tâm nhất là sự tương thích giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô với nhau, cụ thể là mục tiêu tăng trưởng và lạm phát. Giữa 2 mục tiêu này luôn phải có sự đánh đổi. Rất khó thực hiện song song, vừa tăng trưởng cao, vừa giảm lạm phát trong một nền kinh tế hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Theo tôi không nên đặt ra cùng nhiều mục tiêu rồi cố sức chạy theo tất cả. Những chính sách như vậy là duy ý chí và rất khó thực hiện”, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhận định.

Bà Phạm Lan Hương, quyền Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng việc đặt ra chỉ tiêu cố định là không phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay: “Tôi cho rằng việc điều chỉnh chỉ tiêu của lạm phát của Chính phủ vừa qua là hợp lý nhưng quyết định này mang tính định hướng nhiều hơn là đặt ra một mục tiêu cố định. Lạm phát của năm 2010 chưa chắc đã nằm chính xác ở con số 8%”.

Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) chiều 12/5 đã công bố kết quả điều tra kinh tế - xã hội năm 2010 trong khu vực. Trong báo cáo này, UNESCAP dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2010 sẽ ở mức 10,3% trong khi tốc độ tăng GDP là 5,8% (so với mục tiêu 6,5% mà Chính phủ đề ra).

Chuyên gia kinh tế Eugene Gherman, đại diện USNESCAP khẳng định: “Các dự báo hoặc mục tiêu đưa ra có thể khác nhau nhưng điều quan trọng là tất cả chúng ta đều nhận ra lạm phát chính là vẫn đề cần được quan tâm nhất trong năm 2010 đối với các nền kinh tế tại châu Á, trong đó có Việt Nam”.

(VnExpress)

Bài thuộc chuyên đề: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ?

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Nhật Bản thông qua 306 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam
  • Cho vay tiêu dùng: Cửa nhỏ càng thêm hẹp
  • Vòng vèo chuyện bán đấu giá "bèo" vốn nhà nước
  • Hai công ty bị phạt 105 triệu đồng
  • Thu 2.600 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất
  • Tổng thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm tăng 12,8%
  • Vay vốn phải trả lãi trước
  • Trên 15 nghìn tỷ đồng bội chi ngân sách 4 tháng đầu năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!