Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Săn lùng” trái phiếu quốc tế Việt Nam

 

Trong khi không mặn mà với trái phiếu chính phủ bằng tiền đồng, nhiều ngân hàng trong nước lại đang "săn lùng" trái phiếu chính phủ phát hành ra quốc tế ba năm trước. Ảnh: Lê Toàn.

Thêm một lần nữa những nỗ lực phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ đợt 5 trong tuần qua đã không mang lại kết quả. Nguyên nhân vẫn như cũ: lãi suất bỏ thầu cao hơn trần lãi suất mà bên bán đưa ra.

Mặc dù thế, sự khác biệt đáng chú ý của lần này là trần lãi suất đã tăng đáng kể: 8,3%/năm cho kỳ hạn ba năm và 8,4%/năm cho kỳ hạn năm năm.

Một tháng trước đó, trần lãi suất còn ở mức 7,2%/năm. Mức tăng 1,1% và 1,2%/năm của trần lãi suất trái phiếu, thậm chí, đã ngang ngửa với mức tăng lãi suất tiền gửi các kỳ hạn của nhiều ngân hàng cổ phần (Vietcombank TPHCM vừa tăng lãi suất tiết kiệm khoảng 1%/năm tất cả các kỳ hạn. Techcombank tăng 1,3%/năm).

Tuy nhiên, mức tăng ấn tượng của trần lãi suất vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của người mua. Lãi suất bỏ thầu trái phiếu ba năm lên tới 9,5%/năm và 10%/năm cho kỳ hạn năm năm. Trên thị trường, trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm đang được chào mua ở mức 9%/năm.

Có hai lý do khiến lãi suất trái phiếu tăng. Thứ nhất, các ngân hàng, đối tượng thường xuyên giao dịch trái phiếu, đã không “chịu” mua vào ở mức lợi tức hiện tại bởi lãi suất huy động đồng Việt Nam đang tăng. Mua trái phiếu với lãi suất thấp hơn 9,5%/năm, họ không có lời. Thay bằng mua vào, họ lại bán ra vì đầu ra của tín dụng đang khá thuận lợi. Thứ hai, hầu hết các tổ chức, kể cả quỹ nước ngoài đều cho rằng lạm phát đang rình rập. Nếu chỉ số CPI tháng 5 tăng lên, lợi tức trái phiếu sẽ tăng theo.

Trong khi không mặn mà với trái phiếu chính phủ bằng tiền đồng, một số ngân hàng nội địa đang “săn lùng” mua lại 750 triệu đô la Mỹ trái phiếu chính phủ phát hành ra quốc tế ba năm trước.

Nguồn tin trong giới tài chính cho biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp thuận cho một ngân hàng quốc doanh được mua lại một phần trái phiếu chính phủ quốc tế nói trên. Lãi suất trái phiếu quốc tế của Việt Nam là 7,2%/năm, nhưng ngân hàng này đã thương lượng được lợi tức tương đối cạnh tranh, cao hơn lãi suất gốc.

Năm ngoái, các ngân hàng nước ngoài chào bán khá nhiều trái phiếu quốc tế Việt Nam, nhưng các ngân hàng Việt Nam không dám mua do không thể sang tên (trái phiếu quốc tế Việt Nam chỉ bán cho nước ngoài. Nếu NHNN cho phép thì mới sang tên được).

Hiện một số ngân hàng đang tích cực xin NHNN cho phép mua. Bây giờ, ngay cả khi được phép rồi, tìm được trái phiếu để mua cũng không dễ. Do lợi tức trái phiếu quốc tế Việt Nam cao, trong khi lãi suất đồng đô la Mỹ đang thấp, các tổ chức sở hữu trái phiếu không muốn bán ra nữa.

Một quỹ nước ngoài ở TPHCM đã đầu tư vào trái phiếu quốc tế Việt Nam, nói sẽ không bán ra trước ngày đáo hạn. Một ngân hàng cho biết một số ngân hàng nước ngoài chào bán trái phiếu quốc tế Việt Nam, nhưng chủ yếu thăm dò. Nếu có chào mua từ phía ngân hàng Việt Nam, họ ra thị trường quốc tế chào mua lại, kiếm chênh lệch. Trên thực tế bản thân họ cũng không có loại trái phiếu đó.

Các ngân hàng nội đang cố gắng tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động ngoại tệ dồi dào và tìm mua trái phiếu quốc tế là một hướng đi. Liệu các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng hướng đi này bằng cách mua trái phiếu của các nước, của những định chế quốc tế có uy tín? Hiện không ít nước như Nga, Hàn Quốc đã phát hành trái phiếu quốc tế bằng đồng đô la. Trước đây việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của những tên tuổi như GM được cho là an toàn. Nhưng nay ngay cả những công ty nổi tiếng thế giới cũng có thể có vấn đề. Quan trọng là định giá như thế nào mức độ rủi ro của các loại trái phiếu đó, mà điều này các ngân hàng Việt Nam có thể chưa có đủ thông tin để xử lý.

Mới đây NHNN đã thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các ngân hàng. Những ngân hàng không thể tham gia hoạt động thị trường mở do không có trái phiếu hay giấy tờ có giá, có thể hoán đối ngoại tệ với NHNN. Song để tháo gỡ tình trạng thừa ngoại tệ huy động, nghiệp vụ hoán đổi chỉ có tác dụng nhất thời. Doanh nghiệp chỉ vay ngoại tệ và người dân sẽ chuyển sang nắm giữ, gửi tiết kiệm tiền đồng khi tỷ giá ổn định. Một khi những băn khoăn về tỷ giá chưa được giải tỏa, người ta vẫn chấp nhận gửi tiết kiệm ngoại tệ, dù lãi suất có giảm xuống thấp hơn nữa.

Một câu hỏi khác là sắp tới đây Chính phủ có tiếp tục phát hành trái phiếu trong nước bằng ngoại tệ? Theo dự định, Chính phủ có khả năng phát hành 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu ngoại tệ để huy động vốn trong nước, nhưng đợt 1 mới phát hành chưa được 30% hạn mức trên. Nhiều chuyên gia nhận định hiện nay là thời điểm tốt để tiếp tục phát hành trái phiếu ngoại tệ, song cũng cần công khai việc giải ngân và sử dụng số ngoại tệ đã thu được từ đợt phát hành trước.

(Theo // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Phát hành khoảng 1 tỷ USD vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009
  • Sẽ có chế tài với các chủ du án ODA không nộp báo cáo định kỳ
  • Khoảng 5.000 đối tượng ở khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng thế giới
  • Cho phép VRB cho vay vượt 15% vốn tự có để phục vụ nhập khẩu xăng dầu
  • Kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng tối đa 2 năm
  • Lãi suất ngoại tệ thấp vẫn bị... chê
  • 10 ngân hàng tham gia thúc đẩy hoạt động thương mại
  • Kinh doanh bảo hiểm gặp khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!