Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thanh toán bằng đồng Việt Nam - Thương lượng quyền đã có

Dù Nhà nước đã có chủ trương giảm tình trạng đôla hoá trong nền kinh tế, yêu cầu các giao dịch thông thường trên lãnh thổ Việt Nam phải sử dụng tiền đồng, nhưng thực tế, doanh nghiệp vẫn thường tính theo USD.

Theo quy định từ năm 1999, các giao dịch thông thường trên lãnh thổ Việt Nam phải sử dụng đồng Việt Nam. Ảnh: L.Q.N

Bà Nguyễn Thị Hồng, nhà bán lẻ thực phẩm nhập khẩu ở quận Bình Thạnh kể: “Đơn hàng mới ký vào cuối tháng 11.2009 vừa rồi, tôi đã ghi luôn tỷ giá thoả thuận vào hợp đồng. Như vậy khi hàng về, tôi trả cho đại diện công ty cung cấp hàng ở Việt Nam bằng tiền đồng”.

Thương lượng trả bằng đồng Việt Nam

Bà Hồng cho biết: “Lúc đầu đại diện của họ tại Việt Nam không chấp nhận, nhưng sau thấy đơn hàng của tôi tăng gấp đôi so với trước tết năm ngoái, tôi lại trả tiền ngay khi giao hàng, nên đồng ý”. Theo bà Hồng, đề nghị trên được tư vấn từ một người bạn phân phối hàng điện tử điện máy để thương lượng chốt tỷ giá hoặc thanh toán bằng tiền đồng.

Vào thời điểm tỷ giá nhảy liên tục vào khoảng cuối tháng 11 vừa rồi, có nhiều hệ thống bán lẻ phải bố trí nhân viên theo dõi tỷ giá để điều chỉnh kịp thời. Có những hệ thống bán lẻ như BK (TP.HCM), tối hôm trước in giá khác sáng hôm sau không kịp điều chỉnh đã chấp nhận lỗ một chiếc máy tính khoảng 200 ngàn đồng.

Cũng bán mặt hàng máy tính xách tay nhưng tại Thế Giới Di Động, Viễn Thông A…, giá các mặt hàng này không thay đổi dù có biến động tỷ giá. Ông Đinh Anh Huân, giám đốc kinh doanh Thế Giới Di Động cho biết, nguyên nhân là do nhóm hàng trên được tính với nhà phân phối bằng tiền đồng Việt Nam. Bà Hoàng Ngọc Vy, giám đốc Viễn Thông A cho biết thêm, do thoả thuận tỷ giá thanh toán vào thời điểm xuất hoá đơn nên hệ thống này không phải điều chỉnh giá bán hàng ngày như các hệ thống bán lẻ khác.

Chốt giá

Ông Vũ, phụ trách kinh doanh của Spa TA tại quận 1 cho biết: “Trước đây nhập máy, nhập mỹ phẩm, nhập các loại thực phẩm chức năng đều phải tính theo giá đô la của công ty cung cấp. Từ giữa tháng 11 đến giờ, các nhà cung cấp này đều đồng ý cho lấy hàng chốt tỷ giá vào thời điểm đặt hàng”. Theo ông Vũ, có nơi chấp nhận lấy trung bình giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá ngân hàng để khuyến khích mua hàng. Giới kinh doanh cho hay, các hãng mỹ phẩm nước ngoài khi phân phối hàng cho thẩm mỹ viện cũng đưa bảng giá bằng đôla, và bảng giá tiền Việt niêm yết theo tỷ giá “tạm tính”. Khi các spa lấy hàng, thì theo tỷ giá thời điểm đó mà nhà phân phối mới xuất hoá đơn cụ thể.

Theo các nhà phân phối hàng điện tử điện máy, hiện có hai cách xác định giá trị hợp đồng là xác định giá vào thời điểm xuất hoá đơn tài chính cho nhà bán lẻ hoặc căn cứ tỷ giá vào thời điểm thanh toán. Hiện nay, tuỳ theo uy tín của nhà bán lẻ mà nhà phân phối cho thời gian công nợ từ bảy ngày đến 30 ngày.

Ông Đoàn Hồng Việt, giám đốc công ty DigiWorld nói: “Trong hai cách thanh toán trên, giải pháp nào cũng có rủi ro. Công ty chúng tôi chọn cách chốt giá thanh toán vào thời điểm xuất hoá đơn”.

Ông Trần Quang Trí, giám đốc công ty MMC (TP.HCM) xác nhận, tuỳ theo giá trị ngành hàng mà nhà bán lẻ thoả thuận tỷ giá vào thời điểm nhà nhập khẩu xuất hoá đơn.

Nhưng theo ông Việt, không có chuyện phân biệt nhà bán lẻ lớn hay nhỏ mà ở độ uy tín cũng như đặc thù của từng ngành hàng mà chọn đơn vị tiền tệ để thanh toán. Tuy nhiên, một nhà bán lẻ khác cho biết: “Trước đây vì độc quyền nên nhà phân phối chỉ tính bằng đô la Mỹ. Họ muốn đẩy những rủi ro cho nhà bán lẻ nhưng nay lại khác. Chúng tôi chỉ đồng ý thanh toán bằng tiền đồng. Nếu không bán thì chọn nhà phân phối khác”.

Trường hợp như bà Hồng ký hợp đồng nhập khẩu, nên theo quy định, sử dụng ngoại tệ để thanh toán. Trong khi đó, các giao dịch có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu giữa doanh nghiệp trong nước với nhau, vẫn thường gặp yêu cầu thanh toán bằng tiền USD. Yêu cầu này vẫn áp dụng trên thực tế, bất chấp các quy định của ngân hàng về quản lý ngoại hối. Nhà bán lẻ hàng điện tử điện máy ở quận 3 xác nhận: đôi bên đều biết rõ phải ghi hoá đơn thế nào cho đúng quy định, và cũng biết rõ phải thanh toán với nhau như thế nào cho “phải phép”. “Thông lệ” thị trường từ trước đến nay đã thế, mua hàng nhập thì thanh toán đều phải tính theo đôla.

Theo ông Hồ Hữu Hạnh, giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam để thanh toán. Việc xuất hiện yếu tố đôla, dù đã quy đổi để thanh toán bằng tiền Việt Nam, theo ông Hạnh, là không đúng quy định của ngân hàng Nhà nước.

( Theo Gia Vinh – Minh Thành // SGTT Online)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Nợ công và ODA
  • “Nhà nước không để doanh nghiệp thiệt thòi!”
  • “Vốn ODA đang được sử dụng hiệu quả”
  • Chỉ có 30% DN dân doanh và FDI có tổ chức công đoàn
  • Vốn FDI vào TPHCM giảm mạnh
  • Việt Nam sắp đạt mức thu nhập trung bình
  • Kết quả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài 11 tháng đầu năm
  • Kết qủa thu chi ngân sách Nhà nước năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!