Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam phải tạo nên một câu chuyện hấp dẫn

Trong chính sách sức mạnh mềm truyền thống, ai sở hữu sức mạnh kinh tế và quân sự, người đó sẽ chiến thắng
 
Trong buổi tọa đàm tại Hà Nội ngày 13-1 mang tên “Quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế hiện đại và khuyến nghị chính sách đối ngoại cho VN”, ông Joseph Nye, GS danh dự Đại học Harvard (Mỹ), chuyên gia trên nhiều lĩnh vực trong quan hệ quốc tế, nhấn mạnh VN phải tìm ra một câu chuyện hấp dẫn để kể với thế giới bên ngoài về những thế mạnh của mình.


GS Joseph Nye tại buổi tọa đàm ngày 13-1

Phải là “người lãnh đạo”

Trước các cử tọa đến từ Bộ Ngoại giao, Bộ GD-ĐT, Học viện Ngoại giao..., GS Nye thẳng thắn cho rằng VN phải tự hỏi làm thế nào để tạo ra được hình ảnh hấp dẫn khiến thế giới chú ý, phải biết cách sử dụng quyền lực mềm để tạo ảnh hưởng ra bên ngoài.

“VN không nên chỉ trở thành một nước “trong đám đông” mà phải trở thành “người lãnh đạo” đối với các nước trong khu vực”- GS Nye nêu ý tưởng.

Như đoán được thắc mắc của cử tọa, GS Nye chia sẻ cách nhìn của mình khi nói nhiều nước cho rằng một nước nhỏ như VN không thể sử dụng thành công quyền lực mềm.

Ông dẫn chứng những nước nhỏ như Singapore, Na Uy đã sử dụng thành công ý tưởng này. Vì vậy, VN cần phải đưa ra một phương pháp, phải tạo nên “một câu chuyện hấp dẫn” để thế giới tin tưởng.

GS Nye cho biết Trung Quốc đã có nhiều biện pháp tăng cường quyền lực mềm của mình như mở nhiều trường dạy đạo Khổng ở nhiều nước, tăng lượng sinh viên du học ở trong nước, tổ chức thành công thế vận hội... Chính những kinh nghiệm đó cho thấy tác dụng trực tiếp của phương pháp quyền lực mềm.

“VN là nước bị tác động nặng nề do biến đổi khí hậu nếu nước biển dâng lên thêm 1 m. Với vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm nay, VN cần đưa ra các sáng kiến về biến đổi khí hậu vì lợi ích quốc gia song cũng là lợi ích chung của khu vực sao cho VN có thể trở thành người đi đầu, lãnh đạo của ASEAN trong lĩnh vực này”- GS Nye đề xuất.

Lòng tin: Chìa khóa của sức mạnh mềm

 

 

GS Nye tỏ ý tin tưởng nếu VN đi đầu trong việc thực hiện phát triển bền vững, cung cấp các dịch vụ cho khu vực nông thôn thì danh tiếng và sức mạnh mềm của VN sẽ gia tăng.

Theo GS Nye, trong chính sách sức mạnh mềm truyền thống, ai sở hữu sức mạnh kinh tế và quân sự, người đó sẽ chiến thắng. Bất kỳ nước nào, dù nhỏ hay lớn, cũng có thể sử dụng sức mạnh mềm.

“Cách thức tốt nhất để VN bảo vệ mình là kết hợp sức mạnh cứng với sức mạnh mềm, tạo sức hút với người bạn láng giềng của mình. VN dệt nên câu chuyện thành công cho mình, tăng cường sức mạnh mềm thông qua vai trò trong ASEAN và cả trên thế giới”- GS Nye đơn cử.

Là thành viên nhóm chỉ đạo dự án cải cách an ninh quốc gia của Mỹ, GS Nye cho rằng quyền lực mềm rất dễ bị mất đi hoặc bị ảnh hưởng nếu các quốc gia không khéo biết cách vận hành tư tưởng này một cách hiệu quả.Hình ảnh của Mỹ trong cuộc chiến Iraq dưới thời Tổng thống G. Bush cho thấy thất bại nặng nề của quyền lực mềm, làm giảm uy tín của Mỹ.

“Có ba cách để giải quyết các vấn đề mang lợi ích quốc gia là sức ép (cây gậy); cho tiền (củ cà rốt) và thuyết phục, thu hút bằng những lợi ích song trùng. Quyền lực mềm xuất phát từ môi trường văn hóa của từng quốc gia, giúp họ có khả năng sử dụng và tạo lập môi trường thuận lợi cho chính mình.Đã đến lúc Mỹ cần nghĩ đến một giải pháp tốt hơn là chỉ dùng tiền bạc và gây sức ép”- GS Nye nêu quan điểm.

GS Nye cho biếtnhiều chính khách tên tuổi như Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đều dùng đến khái niệm quyền lực mềm được ông đưa ra từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước để thực thi những chính sách đối ngoại của họ.

“Chìa khóa của sức mạnh mềm là lòng tin. Các chương trình vận động trực tiếp không tạo nên sức mạnh mềm vì nó không tạo được lòng tin. Lòng tin tốt nhất là do quan hệ tương tác trực tiếp giữa hai bên, trao đổi, thảo luận với nhau”- GS Nye nhấn mạnh.

Nên học Trung Quốc cả thành công và thất bại

Nhìn nhận về vai trò và quan hệ của VN với các nước trong khu vực cũng như quan hệ với Trung Quốc, GS Nye nêu thực tế rằng Trung Quốc là nước láng giềng lâu đời của VN. Do vậy, trước hết VN nên học chính từ Trung Quốc những thành công và thất bại của họ.

(Theo Bích Diệp // Nguoilaodong Online)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Áp dụng Luật Phá sản với các tổ chức tín dụng
  • Thu hút thêm khoảng 55,6 triệu usd từ 31 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Quỹ Hỗ trợ sinh viên VN
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 21/01/2010
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có 2 mã số thuế
  • Trái phiếu Chính phủ giảm xuống còn bốn loại
  • Việt Nam chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 15/1/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!