Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, từ đầu năm đến đầu tháng 12-2009, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 31 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký khoảng 55,6 triệu USD. Đứng đầu là Long An (16 dự án, tổng vốn đầu tư trên 13,6 triệu USD), kế đến là Trà Vinh (6 dự án, tổng vốn khoảng 14,8 triệu USD), TP Cần Thơ (4 dự án, tổng vốn khoảng 12,3 triệu USD), Tiền Giang (2 dự án, tổng vốn 11,7 triệu USD), các địa phương khác như Hậu Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp mỗi tỉnh chỉ thu hút được 1 dự án, vốn đăng ký từ 0,187 - 2 triệu USD. Cùng thời gian này, có 10 dự án FDI ở ĐBSCL đăng ký tăng khoảng 26,3 triệu USD vốn đầu tư.
Tính đến nay, toàn vùng ĐBSCL có gần 450 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 7,7 tỉ USD. Trong đó, Long An thu hút 274 dự án FDI, tổng vốn gần 3 tỉ USD; TP Cần Thơ 53 dự án, tổng vốn trên 700 triệu USD...
Trong năm 2010, thu hút nguồn vốn FDI, các địa phương vùng ĐBSCL sẽ tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như: công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ; chế biến nông sản, phát triển các vùng kinh tế khó khăn, nông nghiệp và nông thôn; các ngành có ý nghĩa về mặt an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vắc-xin, sinh phẩm)... Song song đó, các địa phương vùng ĐBSCL sẽ tập trung giải quyết các yếu tố về cơ sở hạ tầng gây cản trở tới hoạt động FDI (hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông; sự ổn định về cung cấp năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng...); tập trung giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án FDI có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực...
(Theo Hà Triều/CT)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com