Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bàn cách đưa hàng Việt vào Mỹ

Tàu vận chuyển hàng hóa đi thẳng từ Việt Nam qua Mỹ
Tàu vận chuyển hàng hóa đi thẳng từ Việt Nam qua Mỹ

Làm thế nào để hàng VN vào thị trường Mỹ ngày càng nhiều và thuận lợi, cách thức mở rộng kinh doanh với thị trường Mỹ và các thị trường trọng điểm khác cho các tập đoàn kinh tế và các nhà XK VN ? Làm thế nào để các sản phẩm hàng hóa của VN vào thị trường Mỹ mà không phải đối mặt với các vụ kiện và rào cản trong thương mại... Đây là nội dung chính mà bà Susan Schwab - nguyên Đại sứ Đại diện thương mại Hoa Kỳ sẽ đề cập trong buổi thuyết trình với cộng đồng DN VN nhân chuyến thăm VN từ 30/11 đến ngày 3/12/2009.

Bà Susan Schwab trở lại VN lần này theo lời mời của Tập đoàn Link World Unlimited International Event, Bộ Ngoại giao VN và Trường Đại học quốc gia Hà Nội. So với những lần sang thăm và làm việc tại VN trước đây thì sự trở lại lần này của bà Đại sứ Đại diện thương mại Schwab được chờ đợi hơn bởi lẽ bà Đại sứ sang VN lần này là với tư cách của một nhà diễn thuyết. Dự kiến, trong thời gian ở thăm VN, bà Đại sứ sẽ chủ trì và diễn thuyết tại hai TP là Hà Nội (1/12/2009) và TP HCM (3/12/2009).

Sự trở lại của “người quen”

Trên thực tế, đối với đại bộ phận dân chúng thì cái tên Susan Schwab dường như được nhắc đến lần đầu tiên, song đối với Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương và cộng đồng DN VN thì chuyến thăm và làm việc tại VN lần này của bà Đại sứ thương mại Hoa Kỳ Susan C. Schwab là sự trở lại của một “người quen” bởi bà Đại sứ Schwab chính là người giám sát tiến trình đàm phán gia nhập WTO giữa VN và Hoa Kỳ năm 2006.

Nhận định về chuyến thăm lần này của bà Susan, bà Anna Nguyễn - Tổng giám đốc Cty Link World Unlimited International Event cho rằng, việc Đại sứ Susan đến VN diễn thuyết sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, DN... hiểu rõ vị thế chiến lược của Mỹ trong đầu tư và thương mại song phương với VN. Từ đó, giúp cộng đồng DN VN nắm bắt được cơ hội để tiếp cận thị trường Mỹ và chủ động hơn trong việc phát triển thương hiệu ra thế giới.

Cũng theo bà Anna, những thông điệp bà Đại sứ muốn gửi tới qua các buổi diễn thuyết là: Biện pháp thiết thực để các sản phẩm hàng hóa của VN vào thị trường Mỹ và các thị trường trọng điểm khác mà không phải đối mặt với nhiều kiện cáo và gặp các rào cản trong thương mại; Cách thức mở rộng kinh doanh với thị trường Hoa Kỳ và các thị trường trọng điểm khác cho các tập đoàn kinh tế và các nhà xuất khẩu VN.

Bà Đại sứ cũng sẽ có các phân tích cặn kẽ và sâu rộng hơn về văn hóa kinh doanh của nước Mỹ và những thủ tục trong buôn bán với Hoa Kỳ; Mở rộng tìm hiểu về chiến lược và chính sách của Chính phủ Mỹ trong thương mại - xúc tiến thương mại với VN; Chỉ ra sự khác biệt trong các điều luật và quy định của Chính phủ và Liên bang và việc vận dụng các luật này đối với các DN xuất khẩu của VN; Giải thích hệ thống luật pháp trong trao đổi kinh doanh với Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn thương mại, quotas, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, kiểm dịch, rào cản về tiền tệ...; Phân tích tỉ mỉ những kinh nghiệm của các quốc gia khác trong khu vực (Đông Nam Á và Đông Á) và VN có thể học được gì từ những kinh nghiệm của họ – tốt và xấu – trong thương mại với Hoa Kỳ; Phát triển những ý tưởng mới trong việc đa dạng hóa sản phẩm của VN, gia tăng giá trị, đổi mới công nghệ ... Giải thích cho sự biến động tỷ giá giữa USD và VND - Ảnh hưởng của nó đến thương mại và cách thức nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực này trong thương mại với Hoa Kỳ; Chính sách tiền tệ ưu tiên như thế nào cho xuất khẩu.

Chia sẻ kinh nghiệm với các DN VN

Theo đánh giá của các nhà hoạch định chính sách, đây là cơ hội để các cơ quan chính phủ, DN kinh doanh xuất khẩu của VN tiếp cận, tham gia trao đổi về thị trường, nhận được thông tin về thị trường Mỹ và các chính sách của nước này từ một chuyên gia hàng đầu của Mỹ. Đặc biệt, chuyến thăm càng có ý nghĩa trong bối cảnh khủng hoảng, một số chính phủ và chính khách có xu hướng quay trở lại chủ nghĩa bảo hộ khiến các DN VN gặp khó khăn...

Được biết, rất nhiều DN đang chờ đợi chuyến thăm của bà Susan và coi đây là một cơ hội để hiểu thêm về thị trường Mỹ, một thị trường đầy cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức. Nhiều DN đang XK hàng hoá sang thị trường Mỹ cho rằng chuyến thăm và làm việc lần này của bà Susan có thể nói là rất phù hợp với tình hình kinh tế của VN hiện tại khi mà thị trường xuất khẩu của nước ta đã bị thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong khi đó, số các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp ngày càng tăng, khi các nước nhập khẩu hàng hóa quan tâm hơn đến việc giành lại thị trường cho DN của họ trong thời kinh tế suy thoái. Đơn cử như Mỹ đang có ý định đưa cá tra, ba sa vào diện quản lý chất lượng sản phẩm nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (khắt khe hơn so với quản lý của FDA trước đây). Các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thực vật (như đồ gỗ, các sản phẩm mây, tre, lá...) sắp tới phải chịu quản lý khắt khe hơn về nguồn gốc nguyên liệu...

 
Bà Susan Schwab giữ chức vụ Đại sứ Thương mại Mỹ từ năm 2006-2009, là thành viên nội các cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, cố vấn cao cấp, phát ngôn viên về thương mại quốc tế và các vấn đề liên quan của Tổng thống. Bà còn là người đàm phán, ký kết hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và các quốc gia như: Peru, Colombia, Panama, Hàn Quốc; là người giám sát tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Ả rập Xê út, VN, Ukraine; đàm phán song phương Mỹ - Nga cho việc gia nhập WTO của Nga.
 
Bà được coi là nhà hoạch định chính sách thương mại sau khi đã ở vị trí người quyết định các chính sách thương mại của nước Mỹ trong nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động, …

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường thịt: cơ hội cho doanh nghiệp trong nước
  • Tình hình sản xuất, tiêu thụ ôtô trong nước và dự báo những tháng cuối năm
  • Việt Nam vẫn hấp dẫn đối với các tập đoàn bán lẻ toàn cầu
  • Mức thuế tiêu thụ đặc biệt nào cho xe sạch nhập khẩu?
  • Muốn xuất khẩu gạo phải có giấy phép
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Xuất khẩu online - Thế nào cho hiệu quả?
  • Báo động nhập siêu gia tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo