Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ bùng phát

Trung Quốc hôm qua lên án chính sách bảo hộ của Mỹ và kêu gọi Washington nhanh chóng công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường. Trước đó, hôm thứ Năm, Mỹ quyết định áp thuế chống phá giá đến 99% đối với ống thép nhập từ Trung Quốc.

Xe du lịch nhập từ Mỹ sẽ bị Trung Quốc điều tra


Đáng chú ý, diễn biến này xảy ra chỉ một tuần trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Obama. Theo China Daily, quyết định áp thuế chống phá giá lần này là đòn trả đũa thương mại mạnh nhất từ trước đến này mà Mỹ áp dụng với Trung Quốc.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Thương mại Trung Quốc đã khởi động một loạt các điều tra về bán phá giá, trợ giá đối với xe ôtô thể thao và xe du lịch nhập từ Mỹ, hãng Tân Hoa Xã cho hay.

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc trước đó nói các hãng xe Mỹ được hưởng lợi từ 31 chương trình trợ giá của chính phủ Mỹ và điều này là không công bằng. Các sản phẩm thịt gà nhập từ Mỹ cũng bị đưa vào diện điều tra.

Hôm thứ Năm, Bộ Thương mại Mỹ nói rằng Trung Quốc đã định giá mặt hàng ống dẫn dầu bằng thép của nước này thấp hơn bình thường, theo hãng BBC. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các tranh chấp thương mại Mỹ - Trung mà người ta gọi là “sự lạm dụng các biện pháp bảo hộ”.

Hôm qua, các thành viên của Bộ Thương mại Mỹ cũng bỏ phiếu để quyết định áp dụng các biện pháp thuế quan với một loạt các sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc khác.

Hồi tháng Chín, Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế chống phá giá đối với lốp xe Trung Quốc để bảo vệ công nghiệp trong nước, động thái gây ra tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đầu tiên kể từ khi ông Obama nhậm chức.

Quả bóng ở chân Mỹ?

Bộ Thương mại Mỹ cho biết, cơ quan này xác định các mặt hàng ống thép Trung Quốc tại thị trường Mỹ được phía Trung Quốc áp giá thấp hơn giá trị thực từ 0 - 99,14 phần trăm. Trong  năm 2008, giá trị hàng ống thép Trung Quốc xuất sang Mỹ đạt khoảng 2,6 tỷ USD.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngay lập tức phản ứng: “Chúng tôi cương quyết phản đối sự lạm dụng bảo hộ và sẽ có biện pháp bảo vệ lợi ích của ngành công nghiệp Trung Quốc”, một thông cáo trên website của Bộ Thương mại Trung Quốc viết. Bắc Kinh cũng đang chuẩn bị phàn nàn với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các biện pháp chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng.

Trong các cuộc gặp về thương mại giữa quan chức hai nước tại Hàng Châu (Trung Quốc) tuần trước, phía Bắc Kinh thúc giục Mỹ công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường trước khi nước này gia nhập WTO, dự kiến vào năm 2016.

Theo các chuyên gia kinh tế, điều này giúp Trung Quốc chống trả tốt hơn với các cáo buộc từ phía Mỹ. Vì khi Trung Quốc chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, các đối tác thương mại có thể so sánh sản phẩm của nước này với sản phẩm của những quốc gia khác với cơ cấu giá thành khác nhau về lao động hay vận tải khi xác định sản phẩm có bị bán phá giá hay không.

Theo một chuyên gia Trung Quốc về quan hệ Trung - Mỹ, Trung Quốc nên khéo léo “để đạt được mục tiêu lớn hơn”.

“Trong phạm vi luật pháp của mình, Trung Quốc cũng có thể xem xét các biện pháp chống phá giá đối với một số mặt hàng của Mỹ. Nhưng Trung Quốc không muốn phá hỏng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ”, giáo sư Wang Yong ở Đại học Bắc Kinh nói với China Daily.

“Obama có thể tuyên bố tiến triển trong việc công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường trong chuyến thăm lần này. Do vậy trước đó ông ta cần chứng tỏ cho dân Mỹ biết rằng Trung Quốc phải chơi theo luật của Mỹ”, ông Wang bình luận.

(Theo Xuân Thủy // Tienphong Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Năm 2009 Việt Nam sẽ nhập siêu vượt dự kiến
  • Thị trường ô tô: Thuế có phải là chìa khóa vạn năng?
  • ACFTA và nỗi lo thâm hụt thương mại Việt - Trung
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo
  • Giá gạo trong nước và thế giới sẽ diễn biến trái chiều?
  • Cắt giảm thuế theo cam kết WTO không ảnh hưởng nhiều đến số thu và sản xuất trong nước.
  • Thương mại Việt -Trung: Bất ổn và thách thức
  • Thị trường gạo thế giới có thể tái khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo