Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng nhập lậu, lợi người hại ta

80% hàng của các cửa hàng giày trên nhiều thành phố là giày Trung Quốc; hàng dệt may với giá rẻ như "cho" (!) từ Trung Quốc đang chiếm lĩnh 50% thị trường; sắt thép chất lượng thấp hơn thép Việt Nam tới gần 10%... đã và đang là một thực tế đang lo ngại.

Vấn đề đặt ra ở đây là các Bộ, ngành chức năng đều hầu như chưa có một giải pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn tình trạng hàng lậu đang ồ ạt tràn qua biên giới ? Không lẽ chúng ta hoàn toàn bất lực để cho ngành sản xuất trong nước "thoi thóp" ? Những hậu quả trầm trọng tuy đến nay chưa rõ hình dạng cụ thể nhưng lại là điều chắc chắn hiển nhiên: Sản xuất đình đốn, thất nghiệp gia tăng sẽ xảy ra.

Lý lẽ bào chữa cho rằng do đường biên giới dài, địa hình hiểm trở nên khó ngăn chặn hàng lậu là thiếu thuyết phục. Vấn để là trách nhiệm đã được thể hiện như thế nào, phải gấp rút ngăn chặn ra sao ? Bởi, hàng nhập lậu đang trở thành một kẻ thù "vô hình" và nguy hiểm là điều có thể nhận thức được một cách dễ dàng. Thậm chí, tác động đa chiều của nó còn gây nên những hậu quả lâu dài về mặt xã hội.

Thứ nhất, Chính phủ bỏ ra hàng tỷ USD để kích cầu kinh tế nhưng hàng hóa sản xuất ra không bán được thì khó khăn chồng chất khó khăn. Thứ hai, các doanh nghiệp có thể còn chống chọi được một thời gian nhưng đến lúc nào đó cũng phải cạn vốn. Thứ ba, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay đã lên đến hai chữ số là điều cần báo động khẩn cấp vì kinh nghiệm thế giới cho thấy, thất nghiệp hai chữ số là "bạn đồng hành" của tệ nạn, xung đột. Thứ tư, dù muốn hay không, chúng ta cũng buộc phải thừa nhận một thực tế rằng, nếu không ngăn chặn được hàng lậu thì trong một tương lai gần, thị trường tiêu dùng nước ta sẽ bị biến thành một cái túi đựng hàng loại hai của nước láng giềng.

Đã đến lúc cần phải thành lập một cơ quan chuyên trách chống hàng lậu với bộ máy có năng lực, trách nhiệm… để bảo vệ kinh tế biên giới. Đặc biệt, có những chế tài đủ mạnh đối với mọi vi  phạm, nhất là sự dung túng cho sai phạm. Đó là những biện pháp cần kíp.

(Theo Đinh Thiện // Báo An Giang)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • ĐBSCL: Xuất khẩu gạo “đón đầu” hay “theo đuôi”?
  • "Nghịch lý" kinh doanh sữa nhập ngoại tại Việt Nam
  • Xuất khẩu năm 2009 - Quảng Ninh nỗ lực vượt khó
  • Coi chừng hàng China núp bóng “Vina”
  • Hồ tiêu Việt Nam có triển vọng “hút” khách
  • Thời của nông sản xuất khẩu?
  • Lúa gạo tại ĐBSCL - Mới thu đã... lỗ
  • “Vẫn phải để vàng trong thống kê xuất nhập khẩu!”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo