Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐBSCL: Xuất khẩu gạo “đón đầu” hay “theo đuôi”?

Trong tháng 5, tình hình xuất khẩu của Vĩnh Long đã giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do thực hiện theo sự điều hành của Tổng Công ty Lương thực miền Nam: giãn tiến độ xuất khẩu gạo đến hết tháng 7.


Từ đấy, một vấn đề đặt ra: xuất khẩu gạo của Vĩnh Long nói riêng, ĐBSCL nói chung (thậm chí cả nước) là đang đón đầu hay “theo đuôi” thế giới. Chỉ biết rằng, trước mắt, nông dân chính là người “lãnh đủ”.


Nhịp thở” của thương lái chợ gạo Bà Đắc khiến nông dân theo dõi hàng ngày

Khi “thăng” khi “giáng”

Là tỉnh mà kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu gạo, tình hình xuất khẩu của Vĩnh Long đã giảm mạnh so tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng chỉ đạt 20,1 triệu USD, giảm hơn 14% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, theo đánh giá của UBND tỉnh là do các công ty xuất khẩu gạo của tỉnh phải tuân thủ theo sự điều hành của Tổng công ty Lương thực miền Nam giãn tiến độ xuất khẩu gạo đến hết tháng 7. Do vậy, trong tháng qua chỉ xuất được hơn 29.000 tấn, giảm trên 32.600 tấn so tháng trước.

 

Không chỉ có Vĩnh Long, tại cuộc họp giao ban trực tuyến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng 13 tỉnh, thành ĐBSCL vừa qua, gần như lãnh đạo các tỉnh ở ĐBSCL đều bức xúc trước chuyện lúa gạo tồn kho quá nhiều, trong khi ngoài đồng lúa Hè Thu lại đang chín tới.

Việc này dẫn đến hệ quả tất yếu là lúa đang giảm mạnh. Chị Nguyễn Thị Bảy- chủ sạp gạo ở chợ Vĩnh Long cho biết giá gạo trên thị trường đang giảm rất nhanh từ 300-3.000đ/kg. Loại gạo thường như Tài nguyên thần nông chỉ còn 7.500- 7.600đ/kg, giảm 500đ/kg, gạo Hương lài còn 10.500-11.000đ/kg, giảm 1.000đ/kg, gạo Ngọc nữ chỉ còn 9.000-10.000đ/kg, giảm 1.000-2.500đ/kg.


 Người trồng lúa có thể cười hay mếu đang tuỳ theo vào việc điều hành xuất khẩu gạo.


Anh Bé Chín, thương lái chuyên mua lúa xuất khẩu cũng cho biết giá lúa đang giảm mạnh so với tuần trước. Tại Trà Ôn và Bình Minh, lúa thường chỉ còn giá 3.400-4.100đ/kg tuỳ ướt hay khô, đẹp hay xấu. Lúa chất lượng cao cũng chỉ ở mức 3.900-4.100đ/kg. Theo anh Chín, giá này là do thương lái “cho giá đại” chớ thật ra cũng không thể biết trước là lời hay lỗ nên mua rất dè đặt. Ngược lại, nông dân cũng chỉ hỏi cho biết chớ ít người bán.

 

Trong khi đó, theo bà con các địa phương đang thu hoạch lúa Hè Thu, giá lúa mới đang ở mức rất thấp, chỉ khoảng 3.100-3.600đ/kg. Hiện, ở Vĩnh Long, các huyện như Bình Tân, Tam Bình, Bình Minh, Vũng Liêm, Long Hồ đã khui đồng vụ Hè Thu, thu hoạch được hơn 5.000 ha, với năng suất trên 5,3 tấn/ha. Trong khi đó, “nhìn qua tỉnh bạn”, tình hình cũng eo sèo không kém, cả ĐBSCL đang khởi động thu hoạch 120.000 ha/ 1,6 triệu ha lúa Hè Thu. Tuy nhiên, hiện ở các tỉnh đều cho biết doanh nghiệp nào cũng đang còn tồn gạo trong kho nên việc thu mua tiếp theo còn rất chậm chạp.

 

Nếu nhìn lại trong vụ Đông Xuân vừa qua và đầu vụ Hè Thu này, hoặc xa hơn vào năm ngoái, dễ dàng thấy giá cả và diễn biến thị trường lúa gạo đầy thăng trầm. Và rốt cuộc, nói như chú Năm Hiếu ở xã Hòa Bình (Trà Ôn): “Chỉ có nông dân tụi tui là người “lãnh đủ” trước tiên”. 


Trách nhiệm thuộc về ai?

 

Câu chuyện Công ty Du lịch- Thương mại Kiên Giang tìm được thị trường xuất khẩu trên 53.000 tấn gạo nhưng bị “cấm cửa” vào tháng 4 vừa qua không chỉ khiến tỉnh Kiên Giang bức xúc mà gần như cả miền Tây- trong đó có lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long- cũng phải quan tâm. Việc một tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hiệp hội Lương thực có “quyền” quá to, có hay không đã đẩy nông dân ĐBSCL lâm vào thế bí ?


Trước đây, tại các cuộc họp về sản xuất lúa tại đồng bằng, hầu hết lãnh đạo tỉnh và ngành nông nghiệp đã từng rất bức xúc chuyện Hiệp hội không hề “hé răng” về việc sẽ xuất khẩu những loại gạo gì, phẩm cấp nào, với số lượng bao nhiêu để ngành nông nghiệp có thể dựa vào đó khuyến cáo nông dân sản xuất. Chính vì vậy, sản xuất lúa như “thầy bói mù xem voi”, chỉ riêng việc “chạy theo không có cơ sở” giống lúa IR 50404 cũng đã làm đau đầu hầu hết các địa phương.

 

 
 Nông dân làm lúa vất vả chỉ biết trông chờ giá cả vào từng vụ lúa.

Lần này, Hiệp hội lại dùng “quyền” để hạn chế các tỉnh “vựa lúa” xuất khẩu. Vì vậy, ngay trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Danh Uát của Kiên Giang đã rất bức xúc chuyện Hiệp hội “chỉ cho phép các doanh nghiệp của Kiên Giang xuất khẩu 600.000 tấn gạo trong khi Kiên Giang có tới 1,2 triệu tấn gạo”. Chưa nói chuyện khi đang được giá xuất khẩu (tháng 2/2009) thì Hiệp hội không cho xuất, yêu cầu “tạm ngưng”, nhưng đến khi giá cả sụt ào ào, các nước tung gạo tồn kho ra thì Hiệp hội lại “cho xuất”. Và trong khi Chủ tịch Hiệp hội Trương Thanh Phong cho rằng “Về cơ bản giá lúa hiện nay không vấn đề gì, vẫn bảo đảm nông dân lãi ít nhất 30%” thì nông dân như chú Năm Hiếu cho rằng “ở đâu không thiệt hại không biết, chớ nông dân thiệt hại thì thấy rõ rồi”.


Chính vì vậy, nhiều câu hỏi đang đặt ra: Xuất khẩu gạo tại ĐBSCL thực tế là đang đón đầu hay theo đuôi? Bởi không chỉ riêng trong niên vụ này, mà những năm trước cũng cho thấy Việt Nam đã nhiều lần hạn chế xuất khẩu khi giá cao và “cho xuất” khi giá thấp. ĐBSCL là vựa gạo, nhưng khi “vựa” không phát huy được tác dụng mà cứ phải “theo đuôi” thì người trồng lúa đồng bằng làm sao “mạnh vì gạo”? Một cơ chế điều hành mới cần được đặt ra.

(Theo PHƯƠNG NAM // Vinhlong Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hàng nhập lậu, lợi người hại ta
  • "Nghịch lý" kinh doanh sữa nhập ngoại tại Việt Nam
  • Xuất khẩu năm 2009 - Quảng Ninh nỗ lực vượt khó
  • Coi chừng hàng China núp bóng “Vina”
  • Hồ tiêu Việt Nam có triển vọng “hút” khách
  • Thời của nông sản xuất khẩu?
  • Lúa gạo tại ĐBSCL - Mới thu đã... lỗ
  • “Vẫn phải để vàng trong thống kê xuất nhập khẩu!”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo