Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự chủ động của doanh nghiệp quyết định hiệu quả thực thi của Hiệp định AANZFTA

Nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 diễn ra tại Thái Lan vào cuối tháng 2 vừa qua, Hiệp định thành lập khu vực Thương mại tự do ASEAN - Ốt-xtrây-lia - Niu-Dilân (AANZFTA) đã được các bên liên quan ký kết sau hơn 4 năm đàm phán. Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ốt-xtrây-lia, Niu-Dilân, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp báo với giới doanh nghiệp và truyền thông về Hiệp định này.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, dựa vào cơ cấu xuất nhập khẩu hai chiều hiện nay, Hiệp định trên sẽ giúp nhiều nông sản, hàng tiêu dùng và thiết bị của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thuận lợi tại thị trường Ốt-xtrây-lia và Niu- Dilân như: Thuỷ sản, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, đá quý, đồ gỗ nội thất... Phần lớn các sản phẩm này đã được Ốt-xtrây-lia và Niu- Dilân cam kết giảm thuế xuống 0% vào năm 2010. Ngược lại, hai nước này cũng có điều kiện mở rộng xuất khẩu các sản phẩm thịt, sữa, máy móc phương tiện, nguyên nhiên liệu cũng như đẩy mạnh hơn nữa các dự án đầu tư, cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam. Thoả thuận trong Hiệp định này cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận kinh nghiệm, kiến thức mới.

sự chủ động của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng nếu như không nói là quyết định đến hiệu quả thực thi của Hiệp định AANZFTA.

Đây là hiệp định tự do thương mại lớn nhất từ trước đến nay của Ốt-xtrây-lia và Niu-Dilân, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu. Đại diện Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương bày tỏ mong muốn qua buổi họp báo, cộng đồng doanh nghiệp, người dân sẽ hiểu rõ về ý nghĩa của Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ốt-xtrây-lia - Niu-Dilân về tiềm năng hợp tác song phương giữa Việt Nam với Ốt-xtrây-lia và Niu-Dilân để sẵn sàng xây dựng cho mình một kế hoạch khai thác tốt nhất lợi ích, góp phần mang lại sự thịnh vượng cho doanh nghiệp và đất nước.

Được biết, mục tiêu của Hiệp định này là từng bước thiết lập một khu vực thương mại tự do, một thị trường thông thoáng của 600 triệu người tiêu dùng và 2.500 tỷ GDP thu nhập. Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ốt-xtrây-lia - Niu-Dilân được xem là một trong những thoả thuận lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á từ trước đến nay. Theo kế hoạch, đến năm 2018, ASEAN, Ốt-xtrây-lia và Niu-Dilân cùng cam kết xoá bỏ thuế quan với ít nhất 90% số dòng thuế. Phần lớn các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư sẽ được mở cửa cho các bên tham gia. Không chỉ hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư sẽ được di chuyển tự do mà một số lao động có tay nghề cũng có nhiều cơ hội hơn để được làm việc trong khu vực.

(Theo Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Điểm sáng trong “bức tranh” xuất khẩu
  • Hiện trạng tiêu dùng Việt Nam: Đã xuất hiện những thay đổi
  • Xuất siêu 3 tháng đầu năm: Mừng ít, lo nhiều!
  • Phát triển dịch vụ phân phối thời suy thoái: Cờ đã đến tay
  • Việt Nam không thay đổi vị trí về môi trường kinh doanh thuận lợi
  • Xuất siêu không bền?
  • Thị trường điện thoại di động năm 2009 sẽ giảm sút
  • Cơ hội cho mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc khi tham gia ACFTA
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo