Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu thị trường- nỗi lo của doanh nghiệp

 

Tới thời điểm này, mặc dù nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được gói kích cầu hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng của Chính phủ, nhưng hầu hết các giám đốc đều cho rằng: khó nhất vẫn là thị trường. Vốn tuy rất quan trọng nhưng với sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp còn xoay xở được. Nhưng thiếu thị trường thì có vốn cũng chẳng giải quyết được gì.


Giá trị sản xuất giảm mạnh

  

Ảnh hưởng của việc thiếu thị trường ngày càng rõ rệt khi quý 1, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố quý 1 đạt 8073 tỷ đồng,  mới đạt hơn 19% mức kế hoạch năm và chỉ tăng  gần 6,9% so với cùng kỳ năm 2008. Theo Giám đốc Sở Công Thương Đỗ Quang Thịnh, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Số ngành sản xuất bị giảm sút trong tháng 3 nhiều hơn tháng 1 và tháng 2, báo hiệu một chu kỳ khó khăn mới của doanh nghiệp.

     

Ông Thịnh cho biết thêm: nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm mạnh cả về giá trị sản xuất công nghiệp và tỷ trọng hoặc tăng trưởng rất thấp so với cùng kỳ. Cụ thể, ngành sản xuất kim loại, do sức tiêu thụ giảm, lượng hàng tồn kho lớn, sản xuất mang tính cầm chừng nên giá trị sản xuất giảm 3%, tỷ trọng giảm từ 15,7% ( quý 1- 2008) xuống còn 14,3%. Sản xuất giày dép, trang phục vẫn ở trong tình trạng vừa bị thiếu đơn hàng, vừa phải chịu giá gia công thấp nên giá trị  sản xuất giảm 7,4%, tỷ trọng chỉ còn 8,06% so với mức 9,3% trước đây. Sản xuất xe có động cơ cũng vì tiêu thụ sản phẩm chậm, khó cạnh tranh được với các mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp lớn nên giá trị sản xuất giảm 20,9%, tỷ trọng từ 6,2% còn 4,6%. Ngành đóng tàu chỉ tăng gần 8% trong khi quý 1- 2008 tăng hơn 20%. Giá trị sản xuất cũng giảm mạnh ở một số ngành khác như sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác giảm 90,6%; sản xuất ra- đi- ô, thiết bị truyền thông giảm 37,9%, sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính giảm 36%...

    

Thiếu thị trường còn thể hiện khá rõ khi sức mua trên thị trường giảm sút, các doanh nghiệp phân phối lâm vào cảnh ế ẩm từ các mặt hàng tiêu dùng cao cấp tới bình dân. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bùi Trọng Tuấn lo lắng, diện tích cây vụ đông sụt giảm phần lớn do thiếu thị trường tiêu thụ. Nông dân vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn, được mùa mất giá, còn được giá mất mùa.

    

Công ty cổ phần ắc quy Tia Sáng, một doanh nghiệp làm ăn khá chắc chắn và có thị trường khá bền vững trong năm 2009 cũng buộc phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất giảm 20% so với năm 2008. Giám đốc công ty Hòa Quang Nam cho rằng: với tình hình thị trường trong nước và thế giới như hiện nay, dù sản phẩm của doanh nghiệp có ưu thế, nhưng sức tiêu thụ sẽ giảm so với năm 2008 nên doanh nghiệp buộc phải tự lượng sức mình. Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Huy Quang cũng phản ánh: thị trường tiêu thụ của công ty từ đầu năm tới nay giảm sút 30% cho dù mặt hàng thịt lợn, thịt gà… vẫn là loại hàng hóa thiết yếu, không thể thiếu trong tiêu dùng hằng ngày. Thị trường sụt giảm nên quý 1, toàn thành phố có hơn 6000 lao động phải nghỉ việc, trong đó, có quá nửa thuộc các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu vực trước đây ít phải lo thị trường, bởi hầu hết được bao tiêu sản phẩm.

  

Rõ ràng, vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của các doanh nghiệp chính là thị trường, đòi hỏi cần có ngay các biện pháp khắc phục.

 

Giành lại thị trường

   

Thiếu thị trường là điều được dự báo từ cuối năm 2008 nhưng đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp vẫn ngỡ ngàng trước diễn biến nhanh và khó lường. Giám đốc một doanh nghiệp da giày của thành phố cho biết: đầu năm, công ty vẫn chưa rõ đơn hàng của năm nay ra sao bởi các đối tác nước ngoài không tiết lộ sớm  sát nút mới thông báo. Bởi vậy, sản xuất luôn trong tình trạng bị động, vừa làm, vừa nghe ngóng.

   

Trong khi đó, việc tìm kiếm các đơn hàng mới, thị trường mới không hề đơn giản.  Doanh nghiệp Hải Phòng hiện nay phần lớn xuất khẩu qua đối tác thứ 3 ở nước ngoài, do vậy, không dễ ký được hợp đồng trực tiếp. Lời kêu gọi đầu năm của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải “ Hãy ra ngoài và giành lấy hợp đồng”, doanh nghiệp thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, bởi vẫn  trong quá trình loay hoay tìm lối ra.-  Chính vì thế, Giám đốc Sở Công Thương Đỗ Quang Thịnh đề nghị thành phố tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể đi ra nước ngoài, tìm đối tác và  giành lấy các hợp đồng. Với việc có quá nhiều khó khăn về tài chính như hiện nay, doanh nghiệp khó có thể tự đi nếu không có sự hỗ trợ của  Chính phủ và thành phố. Bên cạnh đó, cần có ngay các biện pháp cấp bách để giành lấy thị trường nội địa vốn lâu nay bị bỏ quên do mê mải với thị trường nước ngoài. Nhưng điều này cũng không dễ bởi đã có quá nhiều mạng lưới phân phối chen chân.

   

Trong khi tìm thị trường mới, chính các doanh nghiệp phải có sự chủ động, tìm mọi biện pháp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trước mắt, những thị trường truyền thống, quan hệ lâu dài cần tìm cách phát huy, giữ bạn hàng bằng chữ tín. Cần hơn nữa là các doanh nghiệp liên kết với nhau, không nên một mình một chợ, cạnh tranh, bán phá giá…, càng làm cho khách hàng có cơ hội chèn ép lại doanh nghiệp trong nước, thiệt hại sẽ nhiều hơn.  Bài toán tìm thị trường cần có lời giải ngay trong quý 2 mới mong hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009

( Theo báo điện tử Hải Phòng)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Sự chủ động của doanh nghiệp quyết định hiệu quả thực thi của Hiệp định AANZFTA
  • Điểm sáng trong “bức tranh” xuất khẩu
  • Hiện trạng tiêu dùng Việt Nam: Đã xuất hiện những thay đổi
  • Xuất siêu 3 tháng đầu năm: Mừng ít, lo nhiều!
  • Phát triển dịch vụ phân phối thời suy thoái: Cờ đã đến tay
  • Việt Nam không thay đổi vị trí về môi trường kinh doanh thuận lợi
  • Xuất siêu không bền?
  • Thị trường điện thoại di động năm 2009 sẽ giảm sút
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo