Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường phân phối, bán lẻ VN : “Đũa thần” ở đâu ?

Khi 4 DN hàng đầu trong lĩnh vực phân phối liên kết thành lập công ty cổ phần tập đoàn phân phối Việt Nam (VDA) đã đặt ra nhiều kỳ vọng nhưng đến thời điểm này VDA vẫn chưa có đóng góp gì nhiều vào hệ thống phân phối bán lẻ của VN
Sau 3 năm thực hiện cam kết với WTO về việc mở cửa thị trường bán lẻ, quy mô thị trường ngày một rộng mở nhưng cơ hội đang dần thu hẹp đối với các DN VN. Mô hình liên kết các DN để tạo nên những đầu tàu trở thành đối trọng với các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài khó có thể trở thành hiện thực bởi sự lỏng lẻo, thiếu nỗ lực thực hiện cam kết. 
 
Hơn lúc nào hết, câu hỏi: Việc thiết lập cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các DN phân phối VN phát triển có phải là cây đũa thần tạo sức mạnh tức thì cho các DN VN lại được đưa ra.

Tạp chí Fortune vừa công bố danh sách thường niên 500 Cty có doanh thu lớn nhất thế giới (Fortune 500), “đế chế” bán lẻ Wal-Mart đã qua mặt cả các tập đoàn dầu lửa vốn chiếm ưu thế áp đảo trong những năm gần đây để vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với doanh thu hơn 408 tỷ USD trong năm 2009. Wal-Mart đã thiết lập được hệ thống bán lẻ khổng lồ trên toàn thế giới và có tới 2.100.000 nhân viên. Thông tin này có vẻ không liên quan đến thị trường phân phối bán lẻ VN nhưng nó cho thấy vị thế ngày càng quan trọng của ngành dịch vụ phân phối, bán lẻ đồng thời cho thấy khả năng “xâm lấn” của “đế chế” Wal- Mart trên toàn cầu..

Tiềm năng rộng mở, cơ hội thu hẹp

Trong một cuộc hội thảo gần đây, bà Đinh Thị Mỹ Loan - Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ VN cho biết: Bán lẻ là kênh tiêu dùng ngày càng quan trọng. Tuy nhiên hiện mới chỉ chiếm 22% trên cả nước, so với các quốc gia khác VN vẫn ở mức độ thấp, (Thái Lan 34%, Trung Quốc 51%...).

Theo Bộ Công Thương, loại trừ yếu tố giá, mức tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2009 tăng gần 12% so với năm 2008 đạt khoảng 55,5 tỷ USD. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ được nhận định sẽ còn tiếp tục tăng trên 20% trong năm 2010, tương đương khoảng 65 tỷ USD. Cty nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS (Mỹ) cũng dự báo thị trường bán lẻ VN sẽ đạt doanh số 85 tỷ USD vào năm 2012. 

Theo đánh giá chung của ngành chức năng, sau hơn một năm mở cửa hoàn toàn cho các DN bán lẻ 100% vốn nước ngoài, đến thời điểm này các tập đoàn bán lẻ quốc tế đã không ồ ạt xâm nhập thị trường VN như dự đoán. Tuy nhiên khó có thể nhìn vào hiện tượng đó để đánh giá thực trạng cũng như diễn biến trong thời gian tới bởi khủng hoảng kinh tế có làm chậm lại hoạt động đầu tư nhưng các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn như Big C, Metro, Parkson, Lotte... đều có những kế hoạch và bước đi rất cụ thể đối với thị trường VN.

Xét trên mọi bình diện, các DN phân phối bán lẻ của VN gặp bất lợi trong cuộc đương đầu với các đại gia bán lẻ nước ngoài: tính chuyên nghiệp; nguồn lực tài chính; cơ sở hạ tầng; công nghệ... Có thể dễ dàng nhận thấy những khó khăn mà các DN sản xuất của VN sẽ gặp phải khi hệ thống phân phối, bán lẻ bị chi phối bởi các tập đoàn phân phối nước ngoài. Với trên 90% DN của VN có quy mô nhỏ và vừa, trình độ sản xuất và quy mô sản xuất còn hạn chế rất khó có thể đưa sản phẩm vào hệ thống thương mại hiện đại. Điều này sẽ tạo ra lợi thế về đàm phán thu mua của các tập đoàn phân phối lớn, khiến các DN sản xuất phải bán hàng vời giá thấp hoặc gia hạn thanh toán. Trong khi đó hàng rào thuế quan đang dần được gỡ bỏ sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá từ nước ngoài tràn vào VN. Vì vậy sẽ rất khó cho các DN sản xuất.

Làm thế nào để các DN bán lẻ nội địa giành chiến thắng trên sân nhà trước các tập đoàn bán lẻ lớn nước ngoài là bài toán đặt ra cho không chỉ các DN bán lẻ mà còn của cả Chính phủ và các thành phần kinh tế. Một giải pháp tổng thể được đưa ra: DN bán lẻ cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh; ưu tiên chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, liên kết phân phối hàng hóa nội địa...; nâng cao trình độ quản lý, trang bị công nghệ hiện đại, đặc biệt phải nắm bắt xu hướng phát triển thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp; tăng cường liên kết hợp tác hoặc qua các hình thức mua bán, sáp nhập để xây dựng, hợp tác và phát triển nhiều tập đoàn phân phối lớn đủ sức cạnh tranh với nước ngoài. Nhà nước cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm giúp các DN bán lẻ nội địa tiếp cận với các nguồn vốn vay, đất đai để có thể phát triển hạ tầng các cơ sở bán lẻ hiện đại, thông qua các ngân hàng thương mại cho vay tín dụng ưu đãi với những dự án phát triển các cơ sở kinh doanh hiện đại.

Yếu huyệt

Việc AT Kearney- một trong những Cty chuyên xếp hạng chỉ số bán lẻ nổi tiếng thế giới đã xếp VN là thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn thứ 3 toàn cầu cho thấy VN – với 86 triệu dân, có hơn 50% dân số ở độ tuổi đời 30, có tỷ lệ tiêu dùng chiếm hơn 70% GDP sẽ là điểm đến, địa bàn cạnh tranh quyết liệt của các Tập đoàn, TCty phân phối lớn trong và ngoài nước.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã cấp khoảng 180 giấy phép cho các nhà phân phối nước ngoài hoạt động với quy mô khác nhau. Có 119 giấy phép cấp trước ngày 1/1/2009.

Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của hệ thống phân phối bán lẻ VN không thể không nhắc tới nguyên nhân sâu xa nằm chính trong các DN. Tại các diễn đàn, hội thảo các DN thường đề cập nhiều đến những chính sách hỗ trợ, hành lang pháp lý để tạo điều kiện phát triển. Nhưng dù có hỗ trợ như thế nào thì chúng ta vẫn phải tuân theo các chuẩn mực và cam kết WTO, nên khó có thể kỳ vọng chính sách như cây đũa thần lột xác cho các DN.

Năm 2007, đánh dấu một sự kiện mang tính đột phá đối với ngành phân phối, bán lẻ VN khi 4 DN hàng đầu trong lĩnh vực này là Saigon Co.op, Hapro, Satra, và Phú Thái group liên kết thành lập công ty cổ phần tập đoàn phân phối VN (VDA). Sự liên kết đa thành phần với những lợi thế riêng (hạ tầng, mạng lưới...) được kỳ vọng sẽ tạo được sự năng động, đưa VDA  cạnh tranh được với các tập đoàn phân phối nước ngoài đồng thời tạo cầu nối thúc đẩy thương mại nội địa phát triển, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong tương lai gần. Theo mục tiêu đề ra, VDA sẽ xây dựng các tổng kho hàng hóa tại các tỉnh thành trong cả nước là nơi tiếp nhận hàng hóa cho mạng lưới phân phối, trở thành cầu nối cho các nhà sản xuất. VDA sẽ tập trung vào việc xây dựng và phát triển chuỗi các trung tâm thương mại, các đại siêu thị tại các trung tâm thành phố lớn cũng như khu vực lân cận với các thương hiệu và đẳng cấp khác nhau, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại để tạo điều kiện cho việc tổ chức lại hệ thống bán buôn, phân phối và bán lẻ hướng tới các mục tiêu: chuyên nghiệp, hiện đại, tiện ích và tin cậy. Mục đích của các nhà sáng lập VDA không chỉ mong muốn lập nên một bộ xương vững chắc cho 4 TCty mà còn tạo nền tảng cho việc tổ chức lại hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa.

Nhưng một lần nữa điểm yếu cố hữu của các DN VN lại bộc lộ đó là sự liên kết lỏng lẻo, thiếu chiều sâu, và thiếu những cam kết chặt chẽ cũng như lộ trình thực hiện. Sau hơn 3 năm thành lập VDA, việc thực hiện cam kết cũng như những nỗ lực triển khai đại dự án trên diễn ra khá chậm chạp và đến thời điểm hiện tại, VDA vẫn chưa có đóng góp gì vào hệ thống phân phối bán lẻ của VN. Không cần nói ra thì cũng tự hiểu trong bối cảnh hiện nay các DN đều muốn tập trung vào việc “chăm lo” cho DN của mình hơn là lo đến cái chung. Trên thực tế cũng rất khó tạo dựng được một mô hình để VDA không “đụng chạm”, ảnh hưởng đến hoạt động của các DN thành viên. Sự liên kết lỏng lẻo, hình thức và hơn cả là sự bế tắc trong việc tìm hướng đi cho VDA có thể coi là nguyên nhân chính khiến cho dự án khó đi vào thực tiễn.

Khi mà sự liên kết giữa các DN trong nước với nhau không mang lại hiệu quả, rất có thể trong tương lai, các DN phân phối sẽ tìm cách liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài với hi vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ... Nhưng nếu điều đó xảy ra sẽ không khiến các DN phân phối VN mạnh lên mà thậm chí yếu đi. Bởi mục tiêu của các tập đoàn phân phối nước ngoài vào VN là để chiếm lĩnh thị trường, thị phần và liên kết với các DN VN cũng là cách họ thôn tín để tạo ra “cái chết ngọt ngào”.

Trở lại câu chuyện của Wal- Mart, thành công của họ hội tụ bởi nhiều yếu tố và là một quá trình lâu dài. Nhưng có thể khẳng định rằng trong hành trình phát triển của họ chắc chắn không có sự trông chờ vào cây “đũa thần” chính sách mà hơn cả là sự phát huy nội lực, và nỗ lực không ngừng thực hiện các cam kết cũng như các mục tiêu đề ra.
 
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội : 4 yếu điểm cố hữu

Hệ thống thương mại hiện đại: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích... mới chỉ chiếm khoảng 20% tổng mức lưu chuyển hàng hóa. Điều này cho thấy, cơ hội vẫn còn rộng mở đối với các DN. Không chỉ tại các thành phố lớn, tập trung đông dân cư mà ngay tại khu vực nông thôn vẫn là một thị trường đầy tiềm năng bởi trên 70% dân số VN đang sống tại khu vực này. Tuy nhiên hệ thống phân phối của VN đang bộc lộ 4 điểm yếu cố hữu đó là: hạ tầng yếu; nhân lực yếu; vốn yếu và liên kết, phối hợp yếu. Hiện nay thị trường đang bỏ quên khâu bán buôn, việc buông lỏng quản lý ở khâu bán buôn đang tạo sự đứt đoạn của hệ thống phân phối, dẫn đến tình trạng đầu cơ, đẩy gía hàng hoá lên như từng diễn ra đối với gạo, ximăng và ngay cả với các mặt hàng thực phẩm...

Bởi vậy lựa chọn thị trường mục tiêu là khu vực nông thôn và có sự đầu tư thích hợp để tạo được một mạng lưới rộng khắp không chỉ giúp doanh nghiệp tránh đối đầu trực tiếp với các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài mà còn tạo được cầu nối tránh được sự đứt đoạn của hệ thống phân phối, góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa nội địa. Để làm được điều này thì điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp VN phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đây vẫn là một bài toán khó.

Ông Đỗ Văn Chiến - Giám đốc Trung tâm thông tin Thương mại, Công nghiệp (Bộ Công Thương) : Mới phát triển theo bề rộng

Hệ thống phân phối trong nước hiện vẫn chủ yếu theo bề rộng, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết, hợp tác, thiếu tính ổn định và chưa bền vững.

Không những vậy tôi còn lấy làm tiếc vì có những lợi thế mà các Hiệp định thương mại song phương mang lại, các DN trong nước lại chưa tận dụng được. Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ (BTA) là một ví dụ. Trong Hiệp định này, BTA đề ra lộ trình chuyển đổi để mở cửa dịch vụ phân phối từ năm 1999 đến 2009. Đây là lộ trình dài không phải hiệp định nào cũng đạt được. Trong WTO, VN không cam kết gì thêm. Tiếc rằng, vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan, các doanh nghiệp phân phối VN đã không tận dụng được thời gian chuyển động đủ dài đó. Về chủ quan các DN chỉ giải quyết nhu cầu kinh doanh ngắn hạn, chưa có sức ép cạnh tranh trực tiếp nên chưa chịu chuyển đổi. Về khách quan, chuyển đổi là quá trình nhiều thách thức và rủi ro trong khi năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp (cả DNNN và DNTN) đều yếu.

(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sân chơi của những người "mua hộ"- "bán hộ"
  • Hồng Kông là thị trường cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu năm 2010: Khó khăn, nhưng không thiếu cơ hội
  • Giải bài toán nhập siêu từ gốc
  • Giảm nhập siêu, không nên sốt ruột
  • Mua CIF, bán FOB: Bất lực hàng nội đi tàu ngoại
  • KTTT & ĐXRR: Nhân tố giảm thiểu thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào thị trường EU
  • Doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu với nguyên liệu thừa: Dở khóc, dở cười
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo