Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải bài toán nhập siêu từ gốc

Các doanh nghiệp cơ khí cho rằng dù năng lực chế tạo tới 60% khối lượng máy móc thiết bị của các nhà máy xi măng

Liều thuốc trị tận gốc căn bệnh nhập siêu của nền kinh tế nằm ở chính quyết tâm giảm sự lệ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu để phục vụ sản xuất.

Xét tổng thể, trong mức tăng chung của tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng đến 81,5%; trong khi nhóm hàng tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng 7,2%. Với thực tế này, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, nếu chỉ sử dụng các giải pháp ngắn hạn quen thuộc để giảm nhập siêu như hạn ngạch thuế quan, tăng thuế nhập khẩu đánh vào nhóm hàng tiêu dùng thì tác dụng mang lại chỉ có tính ngắn hạn, hiệu quả không cao. Muốn “trị tận gốc nhập siêu” cần phải có được giải pháp lâu dài, cụ thể và phù hợp với đặc thù hơn 80% nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước đang phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Cần nhập hay “sính” nhập?

Ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam khẳng định, trong toàn bộ thiết bị kết cấu của một nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy xi măng… các doanh nghiệp sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đảm bảo được 60% khối lượng thiết bị, chiếm tới 30 - 40% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, do không có những quy định cụ thể và cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, các hợp đồng cung cấp thiết bị “béo bở” có giá trị vài tỷ USD đang “rơi vào tay” các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có nghĩa, Việt Nam đang “bỏ phí” sức mạnh nội lực để rồi “khoanh tay” nhìn thiết bị, phụ tùng của nước ngoài được nhập ào ạt vào Việt Nam trong khi thâm hụt thương mại triền miên và ngày một gia tăng đang tạo áp lực nặng nề lên sự ổn định kinh tế vĩ mô, ông Thụ trăn trở.

Các hợp đồng cung cấp thiết bị có giá trị vài tỷ USD đang rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài dù doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, trong tổng kim ngạch 6 tỷ USD nhập khẩu thép và các sản phẩm thép của năm 2009, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được chiếm khoảng 10%. Thực tế 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy, nhiều doanh nghiệp thương mại đang tận dụng quy định “thuế nhập khẩu thép từ ASEAN bằng 0%” để nhập khẩu về Việt Nam các sản phẩm trong nước đang dư thừa, chẳng hạn như thép xây dựng, cán nguội, tôn mạ kim loại, ống thép các loại. Thực trạng này không chỉ làm căn bệnh nhập siêu thêm trầm kha mà còn tạo sức ép gay gắt lên ngành sản xuất thép trong nước. Thậm chí, nếu doanh nghiệp “qua mặt” được hải quan, gian lận về nguồn gốc xuất xứ để hưởng mức thuế 0% như vụ nhập khẩu lô thép cán nguội từ Philippine về Việt Nam hồi năm 2007 thì thiệt hại gây ra với nền kinh tế còn nhân lên gấp bội, ông Nghi khẳng định.

Lý giải căn nguyên của bệnh nhập siêu của Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chìa khóa để giảm nhập siêu nằm ở chính quyết tâm giảm dần lệ thuộc vào các nguyên nhiên liệu, thiết bị nhập khẩu. Một minh chứng rõ nét là kim ngạch xuất khẩu dệt may, da giày trong 6 tháng qua lên tới 7,1 tỷ USD nhưng riêng phần nguyên liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu đã chiếm gần 4,7 tỷ USD. Chính vì vậy, nếu trừ các chi phí về máy móc, nhân công, quản lý, điện nước… thì thực chất giá trị tăng là không đáng kể.

Cần trao quyền cho doanh nghiệp hơn nữa

Để cải thiện cán cân thương mại, giảm nhập siêu, giải pháp lâu dài vẫn phải là đầu tư đúng hướng nhằm giúp ngành cơ khí, chế tạo sản xuất các thiết bị máy móc, ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất các nguyên phụ liệu… có thể phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, cần tạo cơ chế hỗ trợ để hàng Việt Nam chất lượng cao có thể đứng vững ngay chính trên sân nhà.

Từ góc độ ngành thép, ông Nguyễn Tiến Nghi cho rằng năm nay Việt Nam có thể giảm khoảng 1 tỷ USD nhập siêu nếu các ngân hàng thương mại áp dụng các chính sách hạn chế cho vay, cấp tín dụng, đổi ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được hoặc đang dư thừa.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,1 tỷ USD, tăng 13,1%; sắt thép đạt 2,8 tỷ USD, tăng 29,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 1,3 tỷ USD, tăng 35,7%.

Đại diện cho các doanh nghiệp cơ khí, ông Nguyễn Văn Thụ cho rằng, với thực lực của doanh nghiệp trong nước hiện nay, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép chủ đầu tư các công trình được chỉ định tổng thầu EPC (có đủ năng lực về công nghệ, nhân lực, tài chính và kinh nghiệm) mà không nhất thiết phải tổ chức đấu thầu quốc tế. Cơ chế này không chỉ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, tiền bạc, giúp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động trong nước mà quan trọng hơn là nâng dần trình độ quản lý, trực tiếp giảm nhập siêu thiết bị, máy móc, cũng như tạo cơ hội cho ngành cơ khí trong nước phát triển. Theo ông Thụ, hiện chủ trương chính thức về việc xem xét lại khả năng giảm nhập siêu những thiết bị cơ khí và một số mặt hàng trong nước sản xuất được đã có, nhưng thực tế, tỷ trọng nhập khẩu các nhóm hàng này vẫn cao là do các giải pháp thực hiện chưa cụ thể và chưa trúng.

Vì vậy, để chủ trương đúng đắn này phát huy tác dụng, các bộ ngành liên quan cần soạn thảo sớm quy định về việc các chủ đầu tư khi xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho các công trình đầu tư trọng điểm phải có đề xuất cụ thể tỷ lệ thay thế các sản phẩm trong nước đã sản xuất được nhằm giảm nhập siêu.

Trong tháng 6 vừa qua, Bộ Công Thương và Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã phối hợp lập danh mục các sản phẩm công nghiệp đã sản xuất được trong nước và đề xuất các giải pháp cụ thể cho việc sử dụng các sản phẩm nội địa hóa này để trình lên Chính phủ xem xét. Hiệp hội đã đề xuất 14 kiến nghị lên Chính phủ chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, dù bằng nguồn vốn nào cũng phải lập kế hoạch sử dụng các sản phẩm, nguyên vật liệu, máy móc đã sản xuất được trong nước; hạn chế nhập khẩu thiết bị đồng bộ. Đây sẽ là cơ sở đề tổng thầu trong nước sử dụng triệt để các sản phẩm trong nước chế tạo; còn các nhà thầu nước ngoài phải xem xét kế hoạch sử dụng sản phẩm trong nước ở một tỷ lệ nhất định.

Trong khi các giải pháp nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào các thiết bị, máy móc, nguyên nhiên liệu của nước ngoài tiếp tục được đề xuất lên Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã “nhanh tay” triển khai việc ưu tiên sử dụng 24 loại hình dịch vụ của các đơn vị PVN trong thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, sản xuất điện, vận tải, tài chính…Với quyết định đúng hướng này, chẳng những nhiều doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi trực tiếp; Nhà nước bớt gánh nặng nhập khẩu dịch vụ; mà lợi nhuận của PVN cũng tăng lên đáng kể nhờ việc thay thế các dịch vụ thuê của nước ngoài bằng các dịch vụ trong nước.

(Theo Nguyễn Kim Anh // Báo Doanh nhân)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giảm nhập siêu, không nên sốt ruột
  • Mua CIF, bán FOB: Bất lực hàng nội đi tàu ngoại
  • KTTT & ĐXRR: Nhân tố giảm thiểu thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào thị trường EU
  • Doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu với nguyên liệu thừa: Dở khóc, dở cười
  • 6 tháng cuối năm, lo nhất vẫn là nhập siêu
  • Cái tăm không là... cái tăm
  • Khẩn trương kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu
  • Loay hoay giải bài toán nhập siêu từ Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo