Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua CIF, bán FOB: Bất lực hàng nội đi tàu ngoại

Bao nhiêu năm nay, thương thuyền Việt Nam chật vật mãi cũng chỉ giành được trên dưới 15% thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Đáng nói hơn, thực tế này khó có thể được cải thiện trong thời gian tới bất chấp rất nhiều nỗ lực của các chủ tàu trong nước.

Tàu tăng, năng lực cạnh tranh... vẫn thế

Thống kê mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có 1.654 tàu biển, trong đó có 450 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích gần 2 triệu tấn.

Hiện tại, về trọng tải, đội tàu Việt Nam xếp vị trí 60/152 quốc gia có tàu mang cờ có quốc tịch và xếp thứ 4 trong 10 nước ASEAN sau Singapore, Indonesia, Malaysia.

Về tuổi tàu, đội tàu Việt Nam “trẻ” thứ 2 trong ASEAN (sau Singapore) với tuổi trung bình đạt 12,9 tuổi. Nhận định về đội tàu biển quốc gia, Trưởng phòng Vận tải và dịch vụ hàng hải (Cục HHVN) Trịnh Thế Cường cho biết: 3 năm gần đây, đội tàu biển Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về số tấn trọng tải.

Tuy nhiên cơ cấu đội tàu lại chưa hợp lý. Tàu bách hoá trọng tải bình quân còn nhỏ (2.300DWT/tàu, chiếm tỷ trọng cao với 42% tổng trọng tải đội tàu quốc gia).

Các loại tàu chuyên dụng, đặc biệt tàu container còn ít về số lượng và trọng tải nhỏ (tỷ trọng chỉ đạt 5% trong đội tàu quốc gia), chưa đáp ứng được yêu cầu mà mục tiêu quy hoạch đã đặt ra là 13,5% vào năm 2010.

Ông Cường cũng không phủ nhận rằng thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của chúng ta... vẫn thế. “Nếu căn cứ vào kế hoạch phát triển đội tàu của các chủ tàu lớn trong nước, thì từ nay đến năm 2020, đội tàu Việt Nam sẽ có sự phát triển đột biến về trọng tải và cơ cấu. Nhưng thị phần vận tải hàng hóa khó có thể có sự cải thiện tương xứng” - ông Cường khẳng định.

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Bùi Quốc Anh cũng cho rằng mặc dù có đội tàu mạnh, nhưng năng lực khai thác và cạnh tranh của các chủ tàu Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Dù rất cố gắng, các hãng tàu lớn của Việt Nam vẫn chưa tìm được sự ủng hộ và hợp tác có hiệu quả của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa lớn trong nước.

Không thể khai thác được nguồn hàng này, các chủ tàu của ta đành phải chuyển sang tham gia vận tải quốc tế trong đó chủ yếu là cho thuê định hạn. Chính điều này đã khiến các hãng tàu Việt Nam dù đã đầu tư phát triển gia tăng về số lượng đội tàu và trọng tải nhưng chưa tạo được tên tuổi, thương hiệu trên thị trường vận tải khu vực và thế giới.

Nắm cơ hội thế nào?

Cần phải khẳng định rằng, đến thời điểm hiện tại, vận tải đường biển vẫn là loại hình vận tải chiếm ưu thế với tỷ trọng lên tới trên 90% trong vận tải hàng hóa XNK hàng hóa có khối lượng lớn.

Tại Hội nghị phát triển bền vững vận tải biển Việt Nam diễn ra tại Hải Phòng mới đây, rất nhiều đại biểu cho rằng thời gian tới, cơ hội cho ngành vận tải biển cũng sẽ gia tăng cùng với sự đi lên của nền kinh tế sau khủng hoảng.

Để tận dụng được những cơ hội này, theo các chuyên gia, giải pháp luôn đúng vẫn là tăng chất lượng đội tàu qua đó tăng chất lượng dịch vụ. Cùng với đó, thay đổi thói quen mua CIF, bán FOB (mua tại cảng đến và bán tại cảng đi) của các nhà XNK trong nước cũng là điều cần đặc biệt quan tâm.

Ông Đặng Thanh Quang - Phó Tổng Giám đốc CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) - một trong số ít những doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển đứng vững sau đợt khủng hoảng vừa qua khẳng định để phát triển bền vững, không cách nào khác là phải chú trọng đầu tư phát triển đội tàu.

Ông Quang cũng nói thêm rằng, cần chú trọng phát triển đội tàu theo hướng chuyên môn hóa, trẻ hóa, hiện đại nhưng không quá nóng vội, chạy theo tấn trọng tải và quy mô đội tàu.

Có được một đội tàu tốt rồi, các doanh nghiệp cần phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo được hệ thống khách hàng truyền thống, từ đó có được những hợp đồng vận tải khối lượng lớn, ổn định.

Ông Quang cũng lưu ý các doanh nghiệp khi phát triển đội tàu phải đảm bảo cân đối nguồn lực tài chính và nhân lực. Riêng về nguồn nhân lực, ông Quang nhấn mạnh các doanh nghiệp phải quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, lòng yêu nghề và sức khỏe cho đội ngũ sỹ quan thuyền viên và quản lý trên bờ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, của Tổ chức Hàng hải quốc tế và các chính quyền nơi tàu đến.

(Tuổi trẻ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • KTTT & ĐXRR: Nhân tố giảm thiểu thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào thị trường EU
  • Doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu với nguyên liệu thừa: Dở khóc, dở cười
  • 6 tháng cuối năm, lo nhất vẫn là nhập siêu
  • Cái tăm không là... cái tăm
  • Khẩn trương kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu
  • Loay hoay giải bài toán nhập siêu từ Trung Quốc
  • Khi hàng Việt Nam bị kiện
  • XK nông, lâm, thuỷ sản : Dự báo kém
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo