Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm nhập siêu, không nên sốt ruột

Mặc dù nhập siêu trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm đáng kể nhưng nhìn tổng thể, tỷ lệ nhập siêu/tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn khá cao: 20,8% trong năm tháng, chưa đạt yêu cầu của Chính phủ. Vì sao, và đâu là giải pháp? Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải xung quanh vấn đề này.

Thưa phó Thủ tướng, phải chăng các giải pháp chống nhập siêu vẫn đi sai hướng khi chủ yếu chỉ nhằm hạn chế hàng tiêu dùng (chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 7 – 8% tổng giá trị nhập khẩu) trong khi nhóm hàng thiết bị, máy móc, sản phẩm cơ khí nhập khẩu quá lớn lại chưa có giải pháp gì hiệu quả?

Những giải pháp vừa rồi làm là những giải pháp ngắn hạn, mang tính tình thế. Còn những giải pháp dài hạn ta vẫn làm đấy chứ. Nhập siêu vừa rồi tăng cao vì giá xuất khẩu bị giảm mạnh quá cho dù lượng xuất đi tăng. Chống nhập siêu cơ bản là phải đi vào sản xuất, nâng cao năng suất, nâng cao giá trị gia tăng. Cho nên, Chính phủ sẽ phải lo cơ chế để các doanh nghiệp leo lên nhanh hơn trong bậc thang về giá trị sản phẩm.

Về đẩy mạnh sản xuất trong nước, thay thế các thiết bị, máy móc cơ khí nhập khẩu, nếu nhìn vào từng ngành một, ta thấy cũng đã có những tiến bộ. Ví dụ như ngành điện, từ chỗ ta chưa làm được cái gì thì đến nay nhiều khâu ta đã làm được như làm đến khâu thiết kế, thi công… là những mảng việc có giá trị gia tăng cao.

Về thiết bị, từ chỗ máy biến áp mình cũng phải nhập hết thì đến nay, máy 220KV ta đã sản xuất được hết, sản xuất ra chưa cháy một cái nào, hiện nay đã chế tạo thử máy 500KV. Các nhà máy thuỷ điện từ chỗ nhập khẩu hầu hết thiết bị, nay cũng đã chủ động về sản xuất thiết bị nên tiến độ (thi công) cũng được đẩy lên rất nhanh. Thiết bị nhà máy ximăng ta cũng đã làm chủ, sản xuất được hầu hết. Nhà máy ximăng lò quay bây gi ờ nội địa hoá tới 73%.

Thực tế, thời gian qua, có rất nhiều dự án, nhà máy có quy mô lớn, trị giá đầu tư hàng tỉ USD do các công ty nước ngoài, như một số công ty Trung Quốc, trúng thầu. Khi triển khai dự án, họ nhập toàn bộ máy móc, dây chuyền, thiết bị với giá trị rất lớn thì làm sao nhập siêu không cao?

Cũng có chuyện đó nên vừa rồi Chính phủ đã phải chỉ đạo các bộ quản lý ngành kiểm tra kỹ các hợp đồng của tất cả các tập đoàn, tổng công ty để “bóc” tối đa lượng sản phẩm, thiết bị có thể sản xuất trong nước được. Vấn đề là phạm vi đấu thầu thôi. Ở đây có vấn đề về thẩm quyền. Trước đây mình không cho các bộ trưởng cái thẩm quyền đấy nên các bộ trưởng cũng chịu thôi. Nay, Chính phủ cho phép, nếu (các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh) thấy cái đó (những sản phẩm, thiết bị có thể sử dụng sản phẩm trong nước), thì được quyết định, chỉ định thầu.

Trước đây thì cái gì cũng báo cáo Thủ tướng mà Thủ tướng làm sao bao quát được hết tất cả việc đó trên cả nước. Cho nên, mình phải chọn lọc từng tý một. Qua đó các công ty trong nước mới lớn mạnh lên. Cũng có một vấn đề nữa là tín dụng. Đồng ý là ông có thể bóc tách một phần trong dự án, giao cho trong nước làm nhưng đúng là chỗ vay vốn làm cũng có khó khăn. Nên vừa rồi, Chính phủ cũng phải yêu cầu, khi đã chỉ định, giao thầu cho trong nước làm, ngân hàng và các bộ phải lo, bí thì báo cáo lên Thủ tướng giải quyết, không để thiếu vốn nếu là sản phẩm do trong nước sản xuất.

Có một nguyên nhân lớn khác khiến nhập siêu cao là công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển quá chậm. Được biết là bộ Công thương cũng đã xây dựng nghị định về các chính sách ưu đãi để phát triển công nghiệp hỗ trợ nhưng trình lên Chính phủ phê duyệt lại quá chậm?

Chuyện đó đúng. Nhưng vấn đề đặt ra ở chỗ, nghị định đưa ra thì phải thực hiện được. Một nghị định đọc tuy hay mà đưa ra không thực hiện được, là chết. Cho nên vừa rồi, chúng tôi bắt phải làm lại, trình lại hết vì bản dự thảo không hiện thực. Có thể nói là về các biện pháp hỗ trợ, Việt Nam mình hiện là nhất thế giới từ cơ chế hỗ trợ về thuế, đất đai… Cho nên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài họ bảo, thôi các ông đừng hỗ trợ nữa, hỗ trợ quá nhiều rồi. Vấn đề là thủ tục hành chính, các ông làm chậm như thế thì dự án có triển khai được đâu. Cho nên, yêu cầu với việc xây dựng nghị định về công nghiệp hỗ trợ là: cái gì đã có rồi thì không nhắc lại như thuế miễn bao nhiêu năm, cho thuê đất thế nào… có hết rồi.

Vấn đề là gì? Hỗ trợ phải gắn với sản xuất chính. Tôi có hợp đồng dệt may thì phải đủ lớn, phần hỗ trợ mới làm được. Ở mình có rất nhiều công ty dệt may, mỗi ông lại có một yêu cầu riêng về vải, về chỉ thì ai hỗ trợ được? Cho nên cũng không thể sốt ruột trong việc xây dựng công nghiệp hỗ trợ. Chính vì nó cần sự tích luỹ. Một công ty nước ngoài vào Long An có ngay 30.000 công nhân. Vì sao? Vì có hãng Nike đi theo. Nike có hợp đồng hàng triệu đôi giày thì họ nói một cái là có công ty khác làm phụ cho họ ngay.

Cứ nói nhập siêu là do yêu cầu phát triển, và để phát triển phải nhập máy móc, thiết bị từ các nước có công nghệ nguồn. Nhưng thực tế ta lại nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm tới 70 – 80% trong tổng nhập siêu, và từ các nước ASEAN. Liệu như vậy có đem lại hiệu quả cho nền kinh tế?

Nhập khẩu từ nước nào và không nhập từ nước nào là do hiệu quả, do cạnh tranh. Về giá trị đồng tiền, chính sách với đồng nhân dân tệ nó làm cho việc nhập khẩu từ các nước khác, bằng đôla hay euro, kém cạnh tranh hơn hàng Trung Quốc. Chính cái đó nó làm cho tổng nhập siêu của mình cũng chuyển dịch. Thứ hai, phải tính về cơ cấu, về hiệu quả cạnh tranh. Bây giờ bảo mua máy móc, thiết bị từ G7, đố mua được. Vì họ chào giá cho mình xong rồi, họ lại mang sang Trung Quốc chế tạo, cấp licence để Trung Quốc làm vì vấn đề lương công nhân, môi trường…

Cho nên cũng không sốt ruột được vì chống nhập siêu phải tính dài hạn chứ không nên xem (nhập siêu) lớn từ nước nào. Ta phải tính hiệu quả theo từng ngành. Như sản xuất phân bón, mình đi rất bài bản đấy chứ. Như nhà máy đạm Phú Mỹ, cũng có nhiều ý kiến nhưng từ khi nhà máy hoạt động, tình hình (cung ứng phân bón) nó khác hẳn. Nhà máy phân bón DAP (Hải Phòng) lúc làm cũng khổ sở vì thu xếp vốn, không ai cho vay, Thủ tướng lệnh cũng không cho vay. Nhưng làm xong, lãi rất lớn.

Một khía cạnh cuối cùng: trên một số lĩnh vực, nếu ta sớm lập được các hàng rào kỹ thuật thì cũng có thể hạn chế được nhiều sản phẩm không cần, không nên nhập khẩu, như quần áo nhiễm formaldehyde hay đồ chơi có chất độc và gần đây là nông sản, thực phẩm từ Trung Quốc?

Cái từ “hàng rào kỹ thuật” là do các nước phát triển nghĩ ra và áp dụng, và hàng rào kỹ thuật thường đi theo công nghệ để phát hiện, hạn chế hàng nhập khẩu từ các nước nhỏ. Ở ta, tại các cửa khẩu, đã kịp thời đầu tư máy móc, công nghệ để kiểm tra, kiểm nghiệm hàng hoá đâu. Ta có kiểm tra được một mớ rau thì chi phí kiểm tra đã gấp mấy lần. Nhưng đúng là mình còn hạn chế trong việc áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thời gian qua. Cái này là do kém năng động nên Thủ tướng cũng đã phê bình các bộ. Ta có thể áp dụng hàng rào kỹ thuật và cả hàng rào hành chính như các nước đã làm. Ví dụ như có nước họ không muốn nhập hàng của mình, họ thay đổi địa điểm cấp phép, đang cấp ở biên giới thì bắt lên tận thủ đô lấy, khiến mình chạy đi xin vòng quanh. Có mặt hàng ta muốn hạn chế nhập như lòng lợn thì cũng nên áp dụng cách ấy.

( Theo Mạnh Quân // SGTT Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Mua CIF, bán FOB: Bất lực hàng nội đi tàu ngoại
  • KTTT & ĐXRR: Nhân tố giảm thiểu thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào thị trường EU
  • Doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu với nguyên liệu thừa: Dở khóc, dở cười
  • 6 tháng cuối năm, lo nhất vẫn là nhập siêu
  • Cái tăm không là... cái tăm
  • Khẩn trương kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu
  • Loay hoay giải bài toán nhập siêu từ Trung Quốc
  • Khi hàng Việt Nam bị kiện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo