Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hồng Kông là thị trường cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam

Bà Tina Phan, Giám đốc Đông Dương - Cục Xúc tiến Mậu dịch Hồng Công:

Hồng Kông là thị trường cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam Thứ sáu, 09/07/2010 20 giờ 31 GMT+7

Ngày 6-7-2010, tại TP Cần Thơ, Cục Xúc tiến Mậu dịch Hồng Công đã phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo chuyên đề “Xuất khẩu thông qua Hồng Công-Trung tâm giao thương quốc tế”. Hội thảo nhằm giúp cho các doanh nghiệp (DN) ở TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL có thêm thông tin hữu ích để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa thông qua Hồng Công. Tại hội thảo này, phóng viên Báo Cần Thơ đã có cuộc trao đổi ngắn với bà Tina Phan, Giám đốc Đông Dương - Cục Xúc tiến Mậu dịch Hồng Công (HKTDC), về những cơ hội cho DN ở ĐBSCL.

* Thưa bà, thông qua thị trường Hồng Công, DN ở ĐBSCL có những cơ hội như thế nào trong việc đưa hàng hóa vào thị trường Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới?

- Hồng Công chỉ có khoảng 7-8 triệu dân nhưng là một nơi trung chuyển hàng hóa đi khắp thế giới. Nơi đây hiện có khoảng 4.800 công ty đa quốc gia có trụ sở và chi nhánh tại Hồng Công để thu mua hàng, phân phối đi các nơi trên thế giới. Hồng Công có nhiều kinh nghiệm trong giao thương quốc tế và từ đây có thể nhanh chóng trung chuyển hàng đi các thị trường lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, Hồng Công khá thuận lợi cho hoạt động giao thương như: cơ sở hạ tầng tốt; hệ thống ngân hàng mạnh, được kiểm soát chặt chẽ; là một trong 3 thị trường chứng khoán lớn của thế giới; nền kinh tế hướng về dịch vụ; Chính phủ cởi mở, minh bạch; hệ thống pháp luật độc lập; thuế thấp; bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ; có trung tâm trọng tài quốc tế... DN ở ĐBSCL có thể hợp tác, cung cấp nguồn hàng, liên kết sản xuất, kinh doanh với công ty, tập đoàn đa quốc gia ở Hồng Công để phát triển thị trường xuất khẩu.

Đặc biệt, nếu xuất khẩu thông qua Hồng Công, nhiều loại hàng hóa và dịch vụ sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Trung Quốc. Hiện nay, Hồng Công được hưởng Hiệp định Thương mại tự do với Trung Quốc đại lục là CEPA (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện) nên có 40 loại dịch vụ và khoảng 98% hàng hóa từ Hồng Công vào Trung Quốc được miễn thuế mà không phải sản xuất 100% tại Hồng Công. DN tại ĐBSCL nếu gặp khó trong việc xuất khẩu hàng trực tiếp sang thị trường Trung Quốc cũng như nhiều nước khác, có thể chọn kênh xuất khẩu gián tiếp này.

* Muốn xuất khẩu thông qua Hồng Công, các DN ở ĐBSCL cần làm gì, thưa bà?

- Các DN ở ĐBSCL cần phải tìm kiếm các đối tác phù hợp với ngành hàng của mình tại Hồng Công để có thể liên kết, hợp tác đưa hàng đi xuất khẩu. Hiện nay, DN Ở ĐBSCL có lợi thế trong việc cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu như: gạo, thủy sản, trái cây, trứng gia cầm... HKTDC sẽ làm cầu nối cho các DN ĐBSCL tiếp cận với khách hàng, nhà phân phối hàng tại Hồng Công. Thời gian qua, HKTDC tổ chức các chương trình hội thảo giới thiệu về kênh xuất khẩu thông qua Hồng Công để DN Việt Nam tiếp cận với các đối tác tại Hồng Công. Song song đó, HKTDC còn tổ chức cho các DN Việt Nam đi tham quan và tham dự các hội trợ triển lãm của HKTDC tại Hồng Công. Đồng thời, thực hiện các kết nối giữa DN 2 bên thông qua các kết nối điện tử và các ấn phẩm báo chí...

* Bà có thể nói rõ thêm về những hỗ trợ của HKTDC dành cho DN ĐBSCL trong việc xuất khẩu thông qua thị trường Hồng Công?

- Các DN ở ĐBSCL nếu yêu cầu cần tư vấn, hỗ trợ thông tin và kết nối với đối tác, DN Hồng Công có thể liên hệ với văn phòng của HKTDC tại số 29 đường Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Nếu DN Việt Nam yêu cầu chúng tôi trực tiếp tìm nhà cung cấp sản phẩm, nhà phân phối thì chúng tôi sẽ thu phí. Còn DN ở ĐBSCL nhờ đăng thông tin giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác trên trang web của HKTDC sẽ được hỗ trợ đăng miễn phí DN trong vòng 6 tháng đến 1 năm.

Bà Tina Phan cho rằng, đối với phần lớn các DN ở ĐBSCL, việc phát triển thị trường xuất khẩu thông qua Hồng Công là chuyện còn khá mới mẻ và DN vẫn còn đang thiếu thông tin. Hồng Công được xem là Trung tâm giao thương quốc tế, có thể giúp các DN Việt Nam nói chung và DN ở ĐBSCL phát triển thị trường xuất khẩu. Thông qua trung tâm trung chuyển hàng hóa này, các DN ở ĐBSCL sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển thị trường xuất khẩu vào Trung Quốc và nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ...

HKTDC được thành lập vào năm 1966. Đây là một tổ chức toàn cầu thuộc Chính phủ Hồng Công, có chức năng cung cấp thông tin và kết nối khách hàng, đối tác kinh doanh nhằm đẩy mạnh việc phát triển mậu dịch của Hồng Công. Hiện HKTDC có 11 văn phòng tại Trung Quốc lục địa và hơn 40 văn phòng trên thế giới. Hằng năm, HKTDC tổ chức trên 31 hội chợ tại Hồng Công như: hội chợ về thời trang, hàng gia dụng, ẩm thực... Các DN ở ĐBSCL có thể đến Hồng Công tham quan hoặc tham gia các hội chợ để trực tiếp gặp gỡ đối tác tại đây. Vào tháng 8-2010 tới đây, tại Hồng Công sẽ diễn ra Hội chợ chè-thực phẩm và đông dược. Nếu DN ở ĐBSCL chưa có điều kiện tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, thì có thể đến hội chợ tham quan và tìm đối tác. Nhằm tạo điều kiện cho DN ĐBSCL đến tham quan, tìm hiểu thị trường tại Hồng Công, HKTDC sẽ hỗ trợ tiền khách sạn cho DN. Còn DN chưa có điều kiện đi thực tế, có thể tham thảo các thông tin về thị trường xuất khẩu và khách hàng tại trang web của chúng tôi theo địa chỉ www.hktdc.com. Trang web này kết nối với hơn 120.000 nhà cung cấp tin cậy và gần 1 triệu khách mua hàng đăng ký. Cùng với trang web này, hiện HKTDC còn phát hành 15 tạp chí sản phẩm của ngành công nghiệp khác nhau. Tạp chí này được gửi tới 5 triệu độc giả trên toàn cầu/năm.

* Xin cảm ơn bà!

(Theo Khánh Trung // Cantho Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu năm 2010: Khó khăn, nhưng không thiếu cơ hội
  • Giải bài toán nhập siêu từ gốc
  • Giảm nhập siêu, không nên sốt ruột
  • Mua CIF, bán FOB: Bất lực hàng nội đi tàu ngoại
  • KTTT & ĐXRR: Nhân tố giảm thiểu thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào thị trường EU
  • Doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu với nguyên liệu thừa: Dở khóc, dở cười
  • 6 tháng cuối năm, lo nhất vẫn là nhập siêu
  • Cái tăm không là... cái tăm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo