Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá giấy tăng đột biến, vì sao?

Mấy ngày qua, đơn hàng báo giá giấy của các đối tác trong nước và nhập khẩu đều tăng cao, đến 200 USD/tấn (khoảng 4 triệu đồng/tấn). Vì sao giá giấy lại tăng đột biến như vậy? Chúng tôi đã trao đổi với bà Trịnh Mỹ Ngọc, Tổng Giám đốc Công ty Khải Hoàn, một trong những công ty lớn nhập khẩu giấy, xung quanh vấn đề này.

Nguồn nguyên liệu nhập tăng làm cho giá giấy trong nước tăng. Ảnh: ĐỨC TRÍ

° PV:Việc tăng giá giấy là do thuế nhập khẩu cao hay tỷ giá USD trên thế giới tăng?

° Bà TRỊNH MỸ NGỌC: Yếu tố tăng giá hoàn toàn không do nguyên nhân trên. Hiện giá USD trên thị trường đang có xu hướng giảm và nhà nước cũng áp dụng thuế suất nhập khẩu đối với lĩnh vực giấy là 0%.

Việc tăng giá giấy là do nhà sản xuất trên thế giới tăng giá. Họ tăng giá vì nguồn cung cấp bột giấy đang bị khan hiếm nghiêm trọng. Hiện Argentina là nước cung cấp nguyên liệu bột giấy lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do xảy ra tình trạng cháy rừng tháng vừa qua nên đã giảm sản lượng, thậm chí là tạm thời ngưng cung cấp nguyên liệu bột giấy. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng giấy trên thế giới lại liên tục tăng. Chính vì thế nhà cung cấp bột giấy đã đẩy giá cung cấp bột giấy tăng mạnh, buộc các nhà sản xuất và phân phối giấy cũng phải tăng giá. 

Ông Phan Minh Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Giấy Tân Mai, một trong những doanh nghiệp hàng đầu cung cấp giấy trong nước, cho biết, mọi nguồn nguyên liệu giấy đầu vào đều tăng. Chẳng hạn, từ 1-5-2010 bắt đầu tăng lương cơ bản, các yếu tố khác như giá điện, bột giấy, giấy vụn, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng… đều tăng. Dù vậy, Tân Mai cũng chỉ tăng từ 12,5 triệu đồng/tấn lên 13 triệu đồng/tấn.

° Liệu có tình trạng đầu cơ bột giấy giống như đầu cơ thép trên thị trường?

° Ngành bột giấy khác so với ngành sản xuất thép, không hề có chuyện đầu cơ để đẩy giá thành bột giấy lên cao. Chỉ có điều, cuối năm 2008 do tình hình suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên thế giới bị phá sản đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nguyên liệu bột giấy và giấy thành phẩm. Nhiều đơn vị sản xuất buộc phải hoãn, thậm chí tạm ngưng sản xuất do nhu cầu tiêu thụ giấy trên thế giới giảm mạnh.

Đến đầu năm 2010, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy bắt đầu hồi phục sản xuất. Tuy nhiên tình trạng cháy rừng tại Argentina đã đẩy tất cả các doanh nghiệp sản xuất giấy trên thế giới rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu sản xuất, giảm sản lượng giấy thành phẩm và giá giấy vì thế mà tăng vọt.

° Vậy theo bà, tình trạng giá giấy tăng vọt như trên sẽ duy trì trong thời gian bao lâu?

° Theo dự kiến, tình trạng giá giấy tăng vọt sẽ có thể kéo dài trong 4 tháng và trở lại bình thường ngay khi Argentina khắc phục được hậu quả của việc cháy rừng

(Theo PHAN LỘC - MINH XUÂN // SGGP Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giải pháp đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và thương mại trong thời gian tới
  • Còn nhiều "dư địa" để giảm nhập siêu
  • Các DN Việt Nam và cơ hội kinh doanh với thị trường Trung Quốc Vẫn chỉ là tiềm năng?
  • Việt Nam cảm nhận mặt trái của thương mại tự do
  • Nghịch lý dễ hiểu
  • Trái cây Việt Nam - Tiềm năng lớn, xuất khẩu nhỏ
  • Nhận diện những bất cập sau ba năm bước vào đấu trường WTO
  • Hạn chế nhập khẩu iPhone 3G
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo