Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá sữa tại Việt Nam cao nhất thế giới

 
 Trong khi giá sữa ở các nước châu Âu, Nam Mỹ... dao động từ 0,5-0,9USD/lít, tại các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc từ 0,5-1,1 thì tại Việt Nam lại ở mức 1,4USD, thuộc loại cao nhất thế giới.

 

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc hội thảo “Người tiêu dùng chọn sữa thông minh do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam tổ chức, sáng 18-5.

Tham gia hội thảo có đông đảo đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Y tế, Bộ NN&PTNN, Tổng cục TCĐLCL, đại diện các doanh nghiệp chế biến sữa, các nhà khoa học và đông đảo người tiêu dùng.

Giá nguyên liệu giảm nhưng giá sữa vẫn tăng

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội TC&BViệt NamTD cho biết: “Từ năm 2007 đến nay, sữa liên tục tăng giá, đặc biệt là các loại sữa ngoại. Một điều không bình thường là nguyên liệu sữa trên thế giới đang giảm, trong khi giá sữa trong nước vẫn tiếp tục tăng giá. Hiện nay, sữa ngoại ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, như gấp hai lần so với Thái Lan và một lần so với Malaysia.

Tình hình giá sữa trên thị trường đặc biệt là giá sữa ngoại hiện nay chưa phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, chưa bảo đảm lợi ích giữa Nhà nước, người nông dân nuôi bò sữa, doanh nghiệp chế biến, nhập khẩu và người tiêu dùng”.

Sữa bắt đầu tăng giá mạnh và liên tục kể từ năm 2007, khi thị trường sữa thế giới khủng hoảng giá bán. LAustralia ấy, giá sữa nguyên kem của các nước ở châu Australia lên đến 5.000 USD/tấn, còn giá sữa nguyên liệu của các nước Tây Âu lên cao đến 5.700 USD/tấn.

Tuy nhiên, hơn một năm qua giá sữa liên tục giảm mạnh. Trong bốn tháng đầu năm nay, giá sữa nguyên liệu của các nguồn cung cấp cũng khá ổn định dao động từ 1.900 - 2.250 USD/tấn (sữa của châu Australia) và 2.100 - 2.450 USD/tấn (sữa của Tây Âu).

Thế nhưng, giá sữa bột trên thị trường hiện nay không chỉ vẫn giữ như thời điểm năm 2007, mà còn có chiều hướng tăng lên. Chưa kể, trong chính sách bình ổn giá và khuyến khích người tiêu dùng, Chính phủ vẫn chủ trương giữ nguyên thuế nhập khẩu sữa bột. Rõ ràng, giá sữa bán ra cao như hiện nay là hết sức vô lý và lợi nhuận thu được của các nhà kinh doanh sữa hiện nay là quá lớn.

Sữa tăng giá có “công” của người tiêu dùng

Bên cạnh các yếu tố cấu thành giá sản phẩm như giá sữa nguyên liệu, chi phí sản xuất, đóng gói, lợi nhuận của nhà chế biến, phân phối bán lẻ, các chính sách thuế... thì thị hiếu, xu hướng chọn mua loại đắt tiền của người tiêu dùng Việt Nam cũng có phần đẩy giá sữa tăng chóng mặt.
 

Trên thị trường sữa hiện nay, sữa ngoại đang “bành trướng” với 80% thị phần bao gồm các nhãn hiệu nổi tiếng như: Abbott, Enfagrow, XO, Friso, Dumex, Milmax, Meiji, Anmum… chỉ 20 % còn lại của các doanh nghiệp trong nước như Vinamilk, Nutifood…

Về tâm lý người tiêu dùng nghĩ sữa ngoại luôn chứa nhiều dưỡng chất hơn cả. Các tham luận tại cuộc hội thảo đều cho rằng đó là một nhận định không hoàn toàn chính xác. Thông thường các loại sữa đều phải tuân thủ những thành phần chính như: đạm, chất béo, các hoạt chất.

Một trong những phương thức “hút” người tiêu dùng của dòng sữa ngoại là mác ngoại và cách pha chế cho thêm các hương vị, kích thích vị giác của trẻ nhỏ. Nhiều bà mẹ khi nghe thông tin giá sữa tăng, sẵn sàng mua về dự trữ và càng đẩy giá lên cao hơn.

Lý do mà các doanh nghiệp nhập khẩu sữa đưa ra mức giá cao “ngất ngưởng” là phải “cõng” hàng loạt chi phí. Đó bao gồm thuế nhập khẩu, chi phí hậu vận như kho bãi nhập khẩu, chi phí marketing - quảng cáo (Năm 2008, các hãng sữa ngoại đã chi khoảng 30 triệu USD cho quảng cáo, tiếp thị, chi phí PR, hoa hồng..).

50% sữa trên thị trường không đạt tỷ lệ đạm công bố

Theo kết quả khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam với 20 mẫu sữa lấy ngẫu nhiên trên thị trường thì có tới 10 mẫu, chiếm 50% không đạt tỷ lệ đạm công bố trên bao bì sản phẩm

6/20 mẫu chiếm 30% có tỷ lệ đạm rất thấp, dưới 10%

4/20 mẫu chiếm 20% có tỷ lệ đạt cực thấp, dưới 2% một mẫu đạm 0,5% trên nhãn ghi 24%.

Đề cập đến lợi nhuận của nhà sản xuất, chuyên gia này cho rằng, mức cao nhất hiện nay là sản phẩm sữa bột mà tại Việt Nam, trẻ em là đối tượng tiêu thụ chủ yếu. Theo đó, chỉ tính loại sữa bột giá thấp và giá trung bình trên thị trường thì nhà sản xuất thu lợi từ 22-86% chi phí sản xuất và từ 15-40% giá bán lẻ. Kế đến là sữa chua với lợi nhuận chiếm trung bình 54% chi phí sản xuất, 30% giá bán lẻ. Con số này ở sản phẩm sữa nước lần lượt là 48% và 28%; sữa đặc là 17% và 12%.  

Hãy là người tiêu dùng thông thái

 Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Chủ nhiệm CLB Người tiêu dùng nữ bức xAustralia: “Chúng tôi được biết hiện nay trên thị trường Việt Nam có hơn 300 dòng sản phẩm về sữa, người tiêu dùng khó mà nhận biết được chất lượng sữa và sản phẩm sữa, vì vậy đã gây nên những chấn động tâm lý và nỗi hoang mang lo sợ khi tiếp nhận những thông tin như sữa nhiễm melamine, nghèo chất đạm…

Chúng tôi, những người tiêu dùng đều hiểu rằng, sản xuất kinh doanh cần có lợi nhuận nhưng siêu lợi nhuận đối với mặt hàng sữa, thành phần thiết yếu cho sức khoẻ con người từ trong bào thai đến những sinh linh nhỏ bé yếu ớt, người già ốm đau, bệnh tật hằng ngày hằng giờ giành giật với cuộc sống, thì lương tâm của những doanh nghiệp sản xuất sữa đặt ở đâu. Khi nước ta đang xếp vào loại nghèo đói trên thế giới thì không thể để tình trạng người tiêu dùng gánh giá sữa, doanh nghiệp thu lợi nhuận kéo dài mãi được.

Trong khi chúng ta đang chờ đưa giá sữa vào danh mục các mặt hàng Nhà nước phải bình ổn giá và kiểm soát về giá, tiến hành thanh tra tài chính về giá các cơ sở sản xuất và nhập khẩu sữa, nghiên cứu điều chỉnh thuế xuất nguyên liệu không làm ảnh hưởng giá sữa thành phẩm thì việc cần làm là hãy là người tiêu dùng thông thái để chọn sữa thông minh.

Ông Trần Bảo Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty sữa Vinamilk cho rằng, chất lượng sữa trong nước và sữa bột ngoại nhập là như nhau, vì đều được nhập từ nguồn nguyên liệu sữa từ New Zealand, Australia hoặc châu Âu. Nhưng do tâm lý chuộng hàng ngoại nhập, nên người tiêu dùng phải trả giá cao hơn giá sữa trong nước từ 2- 3 lần.

Còn Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng khuyến cáo:  Không nhất thiết phải dùng sữa nhập ngoại, sữa đắt tiền mới là tốt cho trẻ, mà nên dùng loại sữa phù hợp với khẩu vị của trẻ và khả năng tài chính của gia đình. Vì sữa của những công ty sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn và chất lượng, vẫn đầy đủ những dưỡng chất chính yếu đáp ứng nhu cầu phát triển cơ bản cho trẻ.

Phân bổ thị phần sản xuất sữa tại Việt Nam: Vinamilk chiếm 35%; Dutch Lady chiếm 24%; 22% là các sản phẩm sữa bột nhập khẩu như Mead Johnson, Abbott, Nestlé...; 19% còn lại là các hãng nội địa: Anco Milk, Hanoimilk, Mộc châu, Hancofood, Nutifood...

Trong đó, nhóm sữa đặc: Vinamilk chiếm 79%; Dutch Lady chiếm 21%. Sữa nước: Dutch Lady chiếm 37%; Vinamilk: 35%. Sữa chua: Vinamilk chiếm 55%. Sữa bột: Dutch Lady chiếm 20%, Abbott và Vinamilk cùng chiếm 16%; Mead Johnson 15%; Nestlé: 10%.

(Nguồn:Euromonitor)
 

( Theo ĐẶNG THANH HÀ // Báo Nhân Dân)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất nhập khẩu vào thị trường Đông Âu: Ưu tiên hàng công nghiệp
  • Bớt nỗi lo về nông sản xuất, nhập khẩu từ Trung Quốc?
  • Thị trường đồ chơi trẻ em: hàng ngoại lấn sân
  • Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu để đạt mục tiêu 64,68 tỷ USD năm 2009
  • Trung Quốc: gia tăng bảo hộ thị trường
  • Cảnh báo kiểu làm ăn tự phát - tự mình hại ta
  • Thị trường Châu Âu và Châu Mỹ có nhu cầu lớn về hạt tiêu Việt Nam
  • Thương mại - chìa khóa cho hồi phục kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo