Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất nhập khẩu vào thị trường Đông Âu: Ưu tiên hàng công nghiệp

Năm 2009 ba nước Czech, Ba Lan và Hungary ưu tiên cho việc thúc đẩy xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp, nhất là công nghiệp cao, trong đó nhiều mặt hàng đang là thế mạnh của DN VN.

 

Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Thị trường Czech - Ba Lan - Hungary - Cơ hội thương mại hợp tác” do VCCI tổ chức mới đây tại Đà Nẵng
 

Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Phó Trưởng Ban Quan hệ quốc tế, VCCI nhận định: Thời gian gần đây, giữa VN và ba nước Đông Âu trên đã tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc thâm nhập, mở rộng thị trường xúc tiến của các DN trên địa bàn và cả nước nói chung. Hiện tại hàng hóa các DN VN xuất khẩu sang Czech, Ba Lan và Hungary chủ yếu là các mặt hàng hải sản, hàng may mặc, nông sản, thực phẩm, máy tính linh kiện, giày dép, cao su... trong khi đó lại nhập khẩu từ ba nước này những mặt hàng chủ yếu như: thiết bị phụ tùng, tân dược, máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử, thức ăn gia súc.
 

Năm 2009, Czech ưu tiên cho việc thúc đẩy xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp, nhất là công nghiệp cao, trong đó có nhiều mặt hàng đang là thế mạnh của DN VN

Lợi thế của VN với ba nước trên thể hiện ở việc VN có thể là một cầu nối, điểm đến cho hàng hóa của Czech, Ba Lan và Hungary tới thị trường các nước ASEAN. Ngược lại ba nước Đông Âu này cũng sẽ là đối tác quan trọng, là cửa ngõ để hàng hóa VN vào các nước khối Liên minh Châu Âu (EU) và các nước khác trong khu vực.
 

Ông Martin Vlastnik - Bí thư thứ nhất kinh tế - thương mại, Đại sứ quán Czech tại VN cho biết: “Năm 2009, Czech ưu tiên cho việc thúc đẩy xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp, nhất là công nghiệp cao, trong đó có nhiều mặt hàng đang là thế mạnh của DN VN”.
 

Đứng trước cơ hội này, ông Hồ Hải - Giám đốc điều hành, Cty Vinatex (Đà Nẵng), nhận định: Việc mở rộng thị trường sang các nước Czech, Hungary và Ba Lan có nhiều thuận lợi do sản phẩm trong nước có thế mạnh về giá thành, công nghệ và chất lượng. Hiện các sản phẩm của Cty có đến 70% được xuất khẩu sang Mỹ, phần còn lại ở các nước Châu Âu và nội địa.
 

Một thị trường đòi hỏi cao như Mỹ vẫn tiêu thụ được chứng tỏ mặt hàng các DN nước ta có nhiều thế mạnh để cạnh tranh. Vấn đề là tìm kiếm đối tác, kết nối với các DN nước bạn để thâm nhập các thị trường này. Bên cạnh đó là vấn đề về giá thành sản phẩm, vì ở các nước này chúng ta sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng từ Trung Quốc, ông Hải nhận định.

(Theo Nguyễn Dương/dddn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá sữa tại Việt Nam cao nhất thế giới
  • Bớt nỗi lo về nông sản xuất, nhập khẩu từ Trung Quốc?
  • Thị trường đồ chơi trẻ em: hàng ngoại lấn sân
  • Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu để đạt mục tiêu 64,68 tỷ USD năm 2009
  • Trung Quốc: gia tăng bảo hộ thị trường
  • Cảnh báo kiểu làm ăn tự phát - tự mình hại ta
  • Thị trường Châu Âu và Châu Mỹ có nhu cầu lớn về hạt tiêu Việt Nam
  • Thương mại - chìa khóa cho hồi phục kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo