Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hậu quả của việc Trung Quốc ráo riết nhập khẩu ngũ cốc

Nhu cầu cao của Trung Quốc về dầu mỏ và quặng sắt đã khiến cho giá các mặt hàng này tăng vọt trong thập kỷ qua. Việc nước này tăng cường nhập khẩu ngô, lúa mỳ và gạo gần đây cũng là nhân tố mới làm gia tăng sức ép lạm phát toàn cầu.

Phó Tổng giám đốc Yu Mengguo của Jinpeng International Futures Co. có trụ sở ở Bắc Kinh nói rằng rõ ràng Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu thêm ngũ cốc. Mức sống được nâng lên khiến dân chúng tiêu thụ nhiều hơn, trong khi Trung Quốc lại thiếu đất canh tác và nguồn nước. Chính phủ Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền xây dựng hệ thống thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản ngũ cốc… và nghiên cứu công nghệ sinh học. Mặc dù chỉ chiếm 9% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, Trung Quốc đã sản xuất đủ lương thực cho dân chúng vốn chiếm 21% dân số thế giới.

Tuy nhiên, tình thế đang thay đổi. Trong năm 2004, Trung Quốc lần đầu tiên trở thành nước nhập khẩu ròng nông sản và tình trạng thiếu lương thực có thể tăng thêm trong những năm tới, mức sống của dân chúng được nâng lên. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ và Tổ chức Nông-lương Liên hợp quốc, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Trung Quốc đạt 29 tỷ USD, chiếm 3,2% thị phần xuất khẩu nông sản của thế giới và đứng thứ 5 thế giới, với các mặt hàng xuất khẩu chính là hoa quả, rau củ, các loại hạt, tỏi và gạo. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nông sản của Trung Quốc là 57 tỷ USD, chiếm 6,1% thị phần nhập khẩu nông phẩm toàn cầu và đứng thứ ba thế giới, với các mặt hàng nhập khẩu chính là bông, đậu tương, dầu cọ, thịt gà và ngô. 

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, trong khi nhu cầu về các loại ngũ cốc khác cũng đang tăng lên. Thâm hụt trong buôn bán nông sản của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay là 11,3 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng hạn hán năm ngoái đã ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng ngô của Trung Quốc và là nguyên nhân chính khiến nước này phải tăng cường  nhập khẩu ngô của Mỹ với mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. Còn ở miền Nam Trung Quốc, tình trạng thiếu gạo đã khiến dân chúng địa phương phải mua gạo của Việt Nam. Có tin nói, họ đã được gần 600.000 tấn gạo.

Hậu quả đối với thị trường thế giới của việc Trung Quốc tăng cường mua nông sản đã rõ ràng. Giá ngô thế giới đã tăng gần 25% kể từ đầu tháng 7 năm nay.

Nhu cầu gia tăng về lương thực của Trung Quốc chính là yếu tố gây sức ép lạm phát trên quy mô toàn cầu. Tại Trung Quốc, việc tăng cường nhập khẩu ngũ cốc cũng khiến cho lạm phát leo cao chưa từng có. Giá lương thực tăng đã đẩy chỉ số lạm phát của Trung Quốc lên 3,3% trong tháng 7, mức cao nhất trong vòng 21 tháng qua.

(tamnhin)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cạnh tranh về giá khi xuất hàng sang Myanmar
  • Cơ cấu hàng xuất khẩu còn đơn điệu
  • Hàng xuất khẩu “leo” máy bay
  • “Nóng” việc Braxin tìm mọi cách ngăn chặn nhập khẩu cá tra Việt Nam
  • Liên tiếp hầu kiện vẫn chưa biết kiện
  • Lành mạnh hóa cán cân thương mại Vấn đề “nóng”: khống chế nhập siêu
  • Phân tích - Dự báo: Nguồn cung sụt giảm và thiên tai có thể làm tăng giá gạo
  • Giá lúa, gạo tăng Cơ hội cho xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo