Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quyết liệt với nhập siêu

Cũng như cả quý I/2010, tháng 4-2010, nhập khẩu tiếp tục bỏ xa xuất khẩu (7 tỉ USD so với 5,7 tỉ USD). Bốn tháng đầu năm nay, nhập siêu cán mức báo động: Bằng 23,1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu

Bốn tháng đầu năm, bức tranh kinh tế khá sáng sủa, thể hiện ở chỉ số tăng trưởng GDP khá, xuất khẩu hồi phục, CPI bắt đầu tăng chậm lại... Tuy nhiên, trong bức tranh đẹp vẫn có những gam màu xám. Đó là hiện tượng nhập siêu tiếp tục tăng cao, gần 4,7 tỉ USD. Các chuyên gia kinh tế đánh giá nhập siêu là căn bệnh trầm kha, mỗi năm lại thêm nặng, phải sớm “bốc thuốc” để ngăn chặn hiện tượng bất lợi này.

“Nhiễm độc” tiêu dùng

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng nhập siêu đang ở mức quá cao và một nền kinh tế đang phát triển như VN không thể tiếp tục chấp nhận nhập siêu phi lý như vậy. Dư luận đang “soi” nhập khẩu công nghệ, thiết bị 3G và điện thoại iPhone. Nhưng nhập khẩu iPhone không thấm vào đâu so với hàng vạn mã hàng đang nhập về với giá cao phi lý. Hàng hóa nhập khẩu ồ ạt, người VN bị “nhiễm độc” tiêu dùng. Một bộ phận người thích dùng ô tô hạng sang, quần áo hàng hiệu, hình thành “lối” tiêu xài phung phí không phù hợp với điều kiện của đất nước.

 

Biểu đồ nhập siêu từ tháng 1 đến tháng 4-2010 và nhập siêu 4 tháng đầu năm. Trong đó, các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm được nhập với lượng lớn. Đồ họa: KIẾN QUỐC - Ảnh: TẤN THẠNH

Nước Nhật năm 1960 còn nghèo, không một bộ trưởng nào đi xe hạng sang, doanh nhân cũng không bỏ tiền túi mua xe đắt tiền vì họ có tinh thần dân tộc tự cường, kiềm chế tiêu xài hàng hóa không hợp lý. Theo ông Bùi Kiến Thành, VN cần học nước Nhật. Trước hết, lãnh đạo phải làm gương,có ý niệm rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với nhân dân và đất nước, không phải có tiền muốn xài cái gì thì xài.

Đẩy nhanh công nghiệp phụ trợ

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, tỏ ra quan ngại trước tình trạng vấn đề nhập siêu đã được Chính phủ nhìn nhận là một hạn chế lớn, Bộ Công Thương cũng rất quan tâm và đề ra nhiều giải pháp nhưng vẫn chưa cải thiện. Theo bà Lan, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nhập siêu của VN là cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa trên phát triển tài nguyên thô, lao động giá rẻ. “Phải thay đổi cơ cấu sản xuất trong nước, nâng cao giá trị chế tạo mới tạo giá trị gia tăng” - bà Phạm Chi Lan nói. Cụ thể, cần chấm dứt khai thác quặng xuất khẩu. Vì xuất quặng thô rồi nhập sản phẩm chế biến về thì kim ngạch nhập khẩu đội lên rất nhiều do giá trị chênh lệch cao. Điều này thể hiện rõ ở ngành thép: Doanh nghiệp này xuất quặng sắt thô, doanh nghiệp khácnhập phôi thép về cán, chỉ riêng chênh lệch giá cả đã gây nhập siêu lớn, chưa kể đến hậu quả môi trường.

Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ đã được đặt ra từ 20 năm nay nhưng vẫn chưa khởi động, dù nhà đầu tư và Chính phủ Nhật đã cảnh báo và có chương trình hỗ trợ. Bằng chứng là đến bây giờ, quy hoạch về phát triển công nghiệp phụ trợ vẫn dừng ở dự thảo trình Chính phủ phê duyệt. Và như vậy, VN không thể thoát khỏi tình trạng gia công và chưa thể giảm nhập siêu.

Khoanh vùng để kiểm soát

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lập luận nhập siêu còn có nguyên nhân từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nền kinh tế chủ yếu gia công, sản phẩm xuất khẩu chủ đạo là may mặc nhưng có 85% là nguyên liệu nhập ngoại. Nên xuất khẩu 10 tỉ USD/năm là VN đã xuất khẩu hộ cho Đài Loan, Hàn Quốc thông qua nguyên phụ liệu nhập khẩu. Năm 2008, Bộ Kế hoạch - Đầu tư tuyên bố thu hút được 71 tỉ USD vốn FDI, gấp 3 lần so với vốn đầu tư trong nước. Tạo điều kiện cho nước ngoài đầu tư vào VN nhưng họ nhập nguyên liệu về gia công và bán sản phẩm trên thị trường nội địa thì sẽ đẩy nhập siêu lên cao.

Về vấn đề này, bà Phạm Chi Lan nói cơ quan quản lý bắt đầu “tỉnh ra”, thừa nhận khu vực FDI đang nhập siêuthay vì cho rằng họ xuất siêu như một, hai năm trước. Vấn đề là phải quyết liệt làm rõ hiện tượng nhà đầu tư chuyển giá khi họ khai báo lỗ, kê giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu cao để chuyển giá thành lợi nhuận công ty mẹ hưởng. Từ đó, xem lại chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đã hợp lý chưa.

Một khu vực khác cũng cần khoanh vùng kiểm soát nhập khẩu là doanh nghiệp Nhà nước. Khu vực này đang triển khai nhiều dự án lớn, đi vào các ngành công nghiệp lớn nhưng kết quả kiểm toán và giám sát của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ. Như vậy, lượng máy móc thiết bị nhập khẩu về rất lớn, hiệu quả sản xuất chưa cao sẽ gây thâm hụt về thương mại. Cần xem xét lại các số liệu cụ thể để đưa ra giải pháp phù hợp. Phải tìm ra địa chỉ để chấn chỉnh, ví dụ những doanh nghiệp đang tiếp tục thua lỗ không nên cho triển khai những dự án mới...

Tăng đầu tư cho xuất khẩu nông sản

Nhiều khu vực có năng lực xuất khẩu chưa được quan tâm thực sự để tăng kim ngạch. Nông nghiệp là lĩnh vực xuất siêu nhưng hàng rào bảo hộ cho sản xuất trong nước chưa đủ mạnh. Hệ quả là con số nhập khẩu nông sản đang tăng lên. Đầu tư cho nông nghiệp rất ít, chỉ chiếm khoảng 8% tổng đầu tư trong khi chỉ cần tăng đầu tư 10% nữa cho khâu chế biến nông sản là có thể nâng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu, giảm được nhập siêu và đem lại lợi ích cho 50 triệu nông dân. Đáp án của bài toán này rất rõ nhưng chưa làm được vì nông dân yếu thế, chưa đủ tác động đến chính sách.

(Theo Phương Anh // Nguoilaodong Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu thực phẩm sang Hàn Quốc: Cần tìm được đối tác tốt
  • Giá giấy tăng đột biến, vì sao?
  • Giải pháp đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và thương mại trong thời gian tới
  • Còn nhiều "dư địa" để giảm nhập siêu
  • Các DN Việt Nam và cơ hội kinh doanh với thị trường Trung Quốc Vẫn chỉ là tiềm năng?
  • Việt Nam cảm nhận mặt trái của thương mại tự do
  • Nghịch lý dễ hiểu
  • Trái cây Việt Nam - Tiềm năng lớn, xuất khẩu nhỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo