Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao thương mại toàn cầu sụt giảm?

Chủ nghĩa bảo hộ hay nhu cầu tiêu thụ giảm sút là nguyên nhân chính khiến giao dịch thương mại toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Đó là câu hỏi mà dư luận quốc tế đặt ra trong bối cảnh hiện tượng này đang xảy tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo số liệu mới nhất của các tổ chức kinh tế thế giới, xuất khẩu của Đức - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới - trong tháng 12/2008 đã giảm 3,7% sau khi giảm kỷ lục 10,8% tháng trước đó. Chính phủ Đức dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm 2,25% trong năm 2009, mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II.

Nhật Bản cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi kim ngạch xuất khẩu của nước này đã giảm mức kỷ lục lên tới 35%, trong khi nhập khẩu cũng giảm mạnh. Trong khi đó, khối lượng xuất nhập-khẩu của Mỹ đã giảm 5 tháng liên tiếp và Trung Quốc - "công xưởng thế giới" - kim ngạch xuất-nhập khẩu giảm 17,5% ngay trong tháng 1/2009.

Tuy nhiên, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2009, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục nằm trong tình trạng trì trệ và kéo theo khối lượng xuất khẩu giảm thêm khoảng 2,8%.

Một số nhà kinh tế cho rằng chủ nghĩa bảo hộ đã manh nha khi nhiều nước áp dụng các biện pháp như tăng thuế để hạn chế nhập khẩu, hoặc tung ra những khoản cứu trợ cả gói hàng trăm tỷ USD để cứu các ngành công nghiệp ốm yếu.

Điều khoản "Người Mỹ dùng hàng Mỹ" trong kế hoạch kích thích kinh tế cả gói của Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, hay trợ cấp xuất khẩu cho các sản phẩm sữa của Liên minh châu Âu (EU), và kế hoạch cứu trợ cả gói dành cho các nhà sản xuất ô tô yếu kém của Pháp, là những ví dụ điển hình. Những hành động này chỉ làm cho đà suy thoái kinh tế trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là ở những nền kinh tế thiên về xuất khẩu.

Giới chuyên gia cảnh báo rằng các nước cần phải "học thuộc lòng" bài học đắt giá về chủ nghĩa bảo hộ do Mỹ áp đặt trong cuộc Đại suy thoái kinh tế thế giới (1929-1933) để tránh vấp phải những sai lầm tương tự.

Cựu Thứ trưởng Thương mại Mỹ Robert Shapiro lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu làm cho giao dịch thương mại toàn cầu sụt giảm là do nhu cầu tiêu thụ sụt giảm ở một số nước nhập khẩu lớn đã ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế nhiều nước khác trên thế giới vốn ngày càng lệ thuộc vào xuất khẩu.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy cho biết, "ít bằng chứng" cho thấy nhiều nước đang áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại như tăng thuế quan kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Mỹ tháng 9/2008, nhưng cảnh báo WTO sẽ chống lại mối nguy hiểm tiềm tàng của những khoản trợ cấp công nghiệp ở các nước giàu./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Việt Nam- một thị trường nhiều hứa hẹn
  • Thị trường đối mặt với những tình thế “nguy hiểm”
  • Cạnh tranh lành mạnh
  • Làm gì để cải thiện chỉ số PCI, nâng cao năng lực cạnh tranh?
  • Chuyện giỏ trứng và ao nhà
  • Lường trước khó khăn
  • Xuất khẩu: Kẻ sốt vó, người ung dung
  • Kích cầu tiêu dùng thị trường nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo