Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường di động: “Cuộc chơi” khắc nghiệt hơn

S-Fone, mạng CDMA duy nhất ở Việt Nam, đang tìm cách để làm tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng của mình.

Trong vòng ba tháng, Việt Nam có thêm hai mạng di động mới gia nhập thị trường. Liệu có sức bật mới trên thị trường hay không khi vài ngày nữa, mạng di động thứ bảy, Gtel Mobile, dưới thương hiệu Beeline chính thức công bố dịch vụ.


Mạng di động mới nhất, Gtel Mobile, dưới thương hiệu Beeline sẽ chính thức gia nhập thị trường trong tuần tới. Đây là một nỗ lực lớn của nhà đầu tư khi thỏa thuận thành lập liên doanh về viễn thông giữa tập đoàn VimpelCom của Nga và Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu của Việt Nam (GTel) năm 2007 – trở thành mạng di động liên doanh đầu tiên tại Việt Nam.


Phân khúc nào cho nhà cung cấp mới?


Ghi nhận tại thị trường TPHCM cho thấy hiện các đại lý Gtel đã tung dịch vụ Beeline ra tiếp cận khách hàng. Thương hiệu Beeline đang sở hữu hơn 60 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ trên toàn cầu với vùng roaming đến hơn 500 nhà cung cấp ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ được xem là yếu tố tốt cho thương hiệu này. Tuy nhiên, lợi thế này của Gtel đã gây sức ép đến các nhà cung cấp trong nước.

 

Chỉ trong vòng vài tháng qua, các mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel đã nhanh chóng mở vùng roaming cho khách hàng thuê bao trả trước của mình đến hàng trăm quốc gia với mức cước khá hấp dẫn.


Dịch vụ này trước đây hầu như bị các nhà mạng “lơ là”, chỉ quan tâm đến khách hàng trả sau. Việc chạy đua của các mạng để bảo toàn thị phần trong điều kiện cạnh tranh mới làm cho lợi thế này của Beeline không còn đặc biệt.


Trong bối cảnh thị trường di động đang dần bão hòa ở phân khúc trung và cao cấp, nơi vốn tạo nên doanh thu chính cho các nhà mạng, thì sự hiện diện của Beeline đang được thị trường chờ đợi một cách dè dặt.


Hiện tại các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động đang chạy đua bằng các chiến dịch giảm giá, nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng truyền thống, đồng thời mở chiến dịch tấn công ồ ạt vào phân khúc còn lại của thị trường, mà đa số là đối tượng tiêu dùng có thu nhập thấp, chưa đủ điều kiện gia nhập thị trường.


Trong khi các nhà cung cấp có lượng khách hàng lớn đang chạy đua ở các dịch vụ giá trị gia tăng cho người tiêu dùng thì các mạng mới đang làm công việc thu hút cộng đồng là chính. Thị trường di động, vì thế đang trở nên chật chội hơn, làm cho cuộc đua trở nên gay cấn và đầy thách thức cho thương hiệu Beeline, cho dù nhắm đến bất cứ phân khúc nào.


“Gót chân Asin” nằm ở đâu ?

 

Trong khi các nhà cung cấp có lượng khách hàng lớn đang chạy đua các dịch vụ giá trị gia tăng cho người dùng thì các mạng mới đang làm công việc thu hút cộng đồng là chính.

 Mỗi một mạng di động đang có thế mạnh của mình nhưng cũng bộc lộ những “gót chân Asin” nhất định. Chẳng hạn, Viettel khá thành công trong chiến dịch tấn công vào thị trường vùng xa trong suốt những năm qua.


Nhưng khi Vietnamobile xóa sổ mạng CDMA và trở lại thị trường với dịch vụ GSM hồi tháng Tư, mạng này đã mở chiến dịch tiếp thị tương tự và đã khá thành công trong việc quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng. Liệu Beeline có tạo ra sự đột phá trên thị trường hay không, khi mà mạng này đang ở trong thế rượt đuổi và gặp nhiều bất lợi của “kẻ đến sau”.


Cũng như các mạng mới ra đời, Beeline đang có mức cước hấp dẫn nhất trên thị trường. Gói dịch vụ trả trước đầu tiên vừa được Beeline tung ra mang tên Big Zero với cuộc gọi nội và ngoại mạng bằng nhau (1.199 đồng/phút). Riêng cuộc gọi nội mạng từ phút thứ hai được miễn phí. Cước tin nhắn 250 đồng (nội mạng) và 350 đồng (ngoại mạng). Cước gọi quốc tế 3.600 đồng/phút và tin nhắn quốc tế 2.500 đồng. Nhưng khi một mạng di động chưa có được cộng đồng sử dụng đông đảo thì việc miễn phí cước nội mạng không có ý nghĩa lớn trong việc thu hút người dùng gia nhập mạng.


Thị trường cũng hồi hộp chờ đợi liệu có gì bảo đảm cho yếu tố duy trì giá cước cạnh tranh nói trên của Beeline. Còn nhớ Vietnamobile hồi tháng Tư vừa tung ra gói cước rẻ nhất thị trường và cước nhắn tin khá linh hoạt với 300 đồng cho cả trong và ngoài mạng, thấp hơn mức cước Beeline hiện nay, với cách tính linh hoạt theo block 1s+1, thì ngay lập tức các mạng lớn Viettel, VinaPhone và MobiFone đồng loạt giảm cước.


Mức cước của Vietnamobile và cả S-Fone trước đó vốn thấp hơn đã rơi vào thế “việt vị”. Ngay sau đó S-Fone đã công bố chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng đặc biệt với mức hơn 3 triệu đồng cho khách hàng thuê bao trả trước hòa mạng mới trong tháng Sáu và sau đó công bố tiếp tục kéo dài đến hết tháng Bảy. Mạng CDMA duy nhất tại Việt Nam này cũng nhanh chóng tung ra các dịch vụ giá trị gia tăng để tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng của mình.


Mặc dù việc so sánh giá cước của các mạng di động hiện chỉ mang tính tương đối nhưng thực tế các mạng có lượng khách thuê bao lớn đều có những gói cước riêng nhắm đến từng phân khúc khách hàng riêng của mình, trong khi các mạng có ít người sử dụng cũng thiết kế những gói cước, mức cước đa dạng và khá linh động. Nhưng nếu việc giảm cước của mạng lớn lặp lại, thì quả thật gian nan cho các mạng mới. Với lượng người dùng đông đảo, các mạng này đang ngày càng thể hiện “quyền lực” trong việc bảo vệ khách hàng của mình.


Một yếu tố bất lợi nữa, giới tiêu dùng sau thời gian chờ đợi đầu số 099 của Gtel cũng đầy bất ngờ khi mạng này ra mắt với đầu số 0199, mà đầu số là một yếu tố quan trọng trong việc chọn lựa mạng của người tiêu dùng Việt Nam. Điều này cũng làm giảm lợi thế cho mạng Beeline khi mà sáu mạng di động ra đời trước đều được sở hữu đầu số chỉ ba con số vốn dễ nhớ, trước khi hết kho số và chuyển sang các đầu số mới với bốn con số.


Dịch vụ còn nghèo nàn với vùng phủ sóng còn hạn chế luôn là điều bất lợi của các mạng mới ra đời. Hiện thời, theo ghi nhận ban đầu, vùng phủ sóng của Beeline có tại khoảng 15 tỉnh thành, tập trung rộng chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng cùng một số tỉnh như Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu.


Tuy nhiên, theo công bố của Gtel, cho đến ngày 9-7 việc phủ sóng chủ yếu vẫn đang tập trung ở ba thành phố lớn nhất nước và mạng lưới phân phối hiện có với khoảng 30 cửa hàng, trong đó bao gồm chuỗi Phước Lập Mobile. Trong khi đó, nếu so sánh với mạng mới nhất là Vietnamobile, thì mạng này cũng đã nhanh chân phủ sóng để “trụ” được ở hầu hết trung tâm các tỉnh thành và thiết lập mạng lưới với hơn 2.300 đại lý trên toàn quốc. Chưa kể đến các mạng khác hầu như đã phủ rộng trên toàn quốc.


Còn chờ thời gian để một mạng mới như Beeline vượt qua những “rào cản” hiện tại và khẳng định vị trí trên thị trường. Thực tế cũng đã chứng minh rằng khi các mạng S-Fone, Viettel, Vietnamobile ra đời cũng từng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của thị trường. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng đang chờ đợi mạng mới này thể hiện kinh nghiệm điều hành và khả năng tài chính để đua dài hơi trong cuộc cạnh tranh đang ngày càng khắc nghiệt hơn.

(Theo Tuyết Ân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nghịch lý thị trường sữa Việt Nam
  • Gian nan kiềm chế nhập siêu
  • Điều hành giá xăng dầu: Còn nhiều “khoản” trước khi giảm được giá !
  • Nghệ thuật “móc hầu bao” thời suy thoái
  • Tăng trưởng xuất khẩu năm nay có thể bằng 0%
  • Giá xăng, dầu thế giới bị tác động do đâu?
  • Doanh nghiệp xuất khẩu để mắt "láng giềng gần"
  • Siêu thị trong nước sẽ bán hàng ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo