Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại toàn cầu phục hồi mạnh

Các biện pháp bảo hộ thương mại không tác động tiêu cực thương mại toàn cầu.

Thời Đại suy thoái, đạo luật bảo hộ thương mại Smoot-Hawley năm 1930 của Mỹ tăng thuế đánh vào 900 mặt hàng. Tiếp theo đó là hàng loạt biện pháp trả đũa của các nước khác.

Thương mại toàn cầu chịu một đòn trời giáng. Trong vòng ba năm kể từ tháng 6 năm 1932, kim ngạch thương mại toàn cầu giảm ¼.

Không nghi ngờ gì nữa, bóng ma của cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ thời Đại suy thoái khiến nhiều người lo rằng các nước sẽ lại sa vào chủ nghĩa bảo hộ và thương mại sẽ lại sụt giảm mạnh.

Thực tế, suy thoái đã tác động mạnh tới thương mại. GDP toàn cầu năm 2009 giảm 0,6% trong khi kim ngạch xuất khẩu toàn cầu giảm 12,2%.

Nhưng nếu như thời Đại suy thoái thương mại suy giảm ít nhất 4 năm thì nay thương mại lại phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ.

Cho đến tháng 5 năm nay, các nước mới nổi thuộc G20 đã xuất nhập khẩu cao hơn 10% so với mức đỉnh thời tiền suy thoái. Thương mại giữa các nước giàu cũng đã phục hồi dù vẫn chưa lấy lại được những gì đã mất kể từ khi xảy ra thắt chặt tín dụng.

Thương mại không bị hủy hoại bởi các biện pháp bảo hộ được tiến hành trong lúc suy thoái. Theo WB, tăng thuế quan và thuế chống bán phá giá chỉ gây ra 1/15 suy giảm thương mại thời suy thoái. Thương mại sụt giảm chủ yếu là do cầu yếu đi.

Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy hoạt động thương mại còn tái cân bằng và thoát khỏi xu hướng suy giảm đã tồn tại từ trước khủng hoảng. Khi ấy, tỷ lệ hàng nhập khẩu từ các nước giàu của các nền kinh tế mới nổi đang giảm đều đặn.

Nhưng giờ cầu từ các nền kinh tế mới nổi đang giúp hỗ trợ xuất khẩu của các nước giàu nhiều hơn mọi người vẫn nghĩ.

Theo số liệu từ IMF, trong số 9 thị trường mới nổi thuộc G20, 7 nước có tỷ lệ hàng nhập khẩu từ các nước giàu so với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 cao hơn năm 2008.

Năm 2008, 59% kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc là từ các nước giàu, nhưng tỷ lệ này đã tăng mạnh lên 66% trong năm 2009. Năm 2008, 42% kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ là từ các nước giàu, năm ngoái tỷ lệ này tăng lên 47%.

Xu thế đôi bên cùng có lợi này cho thấy tầm quan trọng của việc các quốc gia cả giàu lẫn nghèo đều mở cửa thị trường để tăng trưởng của phần này của thế giới có thể giúp kích thích phục hồi ở các nơi khác.

Dù vậy, áp lực bảo hộ việc làm và sản xuất trong nước sẽ chỉ tăng lên một khi thất nghiệp còn cao. Đến lúc này, các quốc gia vẫn có nhiều dư địa để tăng thuế mà không vi phạm các cam kết đa phương.

Để thu hẹp đư địa này, các nước cần phục hồi vòng đàm phán thương mại Doha (khởi động năm 2001 và đổ vỡ với hàng tràng những lời đổ lỗi cho nhau của các bên vào tháng 07/2008.

Trong hội nghị G20 gần đây nhất tại Toronto, cam kết kết thúc đàm phán trước cuối năm 2010 bị lặng lẽ gạt ra khỏi tuyên bố chung của các nguyên thủ.

Bất chấp điều đó, TGĐ WTO Pascal Lamy vẫn lạc quan. Ngày 27/06, ông nói “sau vài tháng đàm phán lâm vào bế tắc … chúng ta đang bắt đầu nhìn thấy dấu hiệu hồi sinh.” Ông không phải người duy nhất đang nhận thấy sự thay đổi.

Christopher Wenk từ Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng “thực sự đã có một sự thay đổi thái độ.” Điều đó một phần phản ánh lập trường của Mỹ.

Cho đến tháng 4 năm nay TT Obama mới bổ nhiệm Michale Punke làm Đại sứ Mỹ tại WTO. “Cho đến gần đây, giới doanh nghiệp khó có thể nói thẳng tưng được là chính phủ quan tâm nhiều đến thương mại,” ông Wenk nói.

Dù thái độ của các bên có thế nào, kỳ vọng của họ về các cuộc đàm phán trong tương lai có lẽ ngày càng cách xa nhau. Hoa Kỳ tin rằng ký hiệp định thương mại mà không thúc đẩy tự do giao thương thì thật vô nghĩa.

Nhưng Đại sứ mới từ nhiệm gần đây của Ấn Độ tại WTO, ông Ujal Bhatia, nói nên tập trung vào “đưa những điểm tự do hóa diễn ra một cách tự phát vào khuôn khổ”, thay vì cố gắng mở cửa thêm nữa. Quan điểm của Trung Quốc cũng gần tương tự.

Tuy vậy, nếu không thu được lợi ích hữu hình dưới dạng các quyền tiếp cận thị trường mới, chính phủ Mỹ sẽ khó có thể thông qua được bất kỳ một thỏa thuận nào tại quê nhà, đặc biệt là trong tình hình kinh tế phục hồi yếu ớt hiện nay.

Nhưng có thể dễ dàng đạt được đồng thuận hơn nếu đem tới bàn đàm phán thêm nhiều ngành nữa. Ông Punke lập luận rằng “nên thảo luận nhiều hơn về dịch vụ”. Tới nay thương thuyết vẫn chủ yếu xoay quanh nông nghiệp và chế tạo.

Nhà kinh tế thương mại tại WB, ông Aaditya Mattoo, tin rằng những lời đề nghị về dịch vụ có thể giúp phá vỡ thế bế tắc của vòng đàm phán Doha.

Ví dụ như ngành công nghiệp thuê làm ngoài (outsourcing) đang lên của Ấn Độ phụ thuộc vào việc tiếp cận được với thị trường Mỹ. Đề nghị củng cố địa vị pháp lý của quá trình này có thể khiến Ấn Độ sẵn sàng thương thuyết các vấn đề như nông nghiệp hơn.

Thái độ không khoan nhượng của nước này được cho là đã khiến vòng đàm phán Doha đổ vỡ hồi tháng 7/2008.

Không may là thành công còn phụ thuộc vào việc chấm dứt thế bế tắc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông Punke khá bi quan vì “Trung Quốc vẫn chưa gợi ý được cơ chế nào có hiệu quả và vẫn lập đi lập lại những vấn đề gây tranh cãi.”

Nếu như thương mại toàn cầu phục hồi thật bất ngờ và đáng khích lệ thì những cuộc đàm phán thương mại chậm chạp vừa quá quen thuộc mà cũng thật quá đáng thất vọng.

(Cafef)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Ai đẩy giá lúa mì của EU tăng cao?
  • Khả năng xuất khẩu gạo vượt ngưỡng chỉ tiêu
  • Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời gian tới sẽ giảm nhẹ
  • Nhập khẩu đường: Giải pháp... nóng !
  • Chậm ban hành quy định quản lý giá sữa bột: Người tiêu dùng chịu thiệt
  • Giá cả sẽ ổn định trong tháng 8
  • Triển vọng thị trường thịt cuối năm
  • Vì sao Việt Nam phải nhập cỏ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo