Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc: Cần chuyên nghiệp hóa

Từ 1/7/2009, 5 loại trái cây gồm vải, nhãn, thanh long, dưa hấu và chuối của nước ta khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc phải có giấy chứng nhận xuất xứ. Do vậy, các DN Việt Nam cần tuân thủ đúng các quy định để hàng hóa không bị ách tắc khi xuất khẩu.


Quy định về xuất xứ hàng nông sản (gồm: vườn trồng, trang trại, cơ sở đóng gói…) được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc.

Theo đó, trái cây Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc và từ Trung Quốc vào Việt Nam phải có chứng nhận xuất xứ. Đây thực chất là tiêu chuẩn Viet GAP và Global GAP (chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc) mà thế giới đang áp dụng phổ biến.

Trước tình hình này, đại diện một số cơ quan chức năng đã có ý kiến, cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là các DN cần tuân thủ quy định để tránh tình trạng hàng hóa bị ách tắc khi xuất khẩu.

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt: Đây là quy định của cả 2 phía và bước 1 chúng ta mới chỉ thực hiện việc thống kê, báo cáo vùng sản xuất cho phía Trung Quốc.

Trung Quốc yêu cầu đăng ký thông tin với 5 loại trái cây trên là bình thường. Các DN Việt Nam cần tuân thủ đúng các quy định của Trung Quốc để tránh việc ách tắc hàng hoá khi xuất khẩu. Phía Trung Quốc cũng không tạo khó khăn nào trong buôn bán với Việt Nam, song các DN Việt Nam cũng cần thay đổi phương thức buôn bán với Trung Quốc, bằng cách chuyên nghiệp hoá, có hợp đồng, hoá đơn, chứng từ.

Hàng hoá phải có xuất xứ, nguồn gốc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời cần bỏ thói quen cho Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hoá rẻ, chất lượng thấp. Trung Quốc đang thay đổi chính sách nhập khẩu của mình theo hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm. Nếu đáp ứng tốt nhu cầu này, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ ít bị ảnh hưởng. 

Bộ Công Thương đã lập Tổ công tác để phổ biến cho DN và nhằm tháo gỡ khó khăn khi DN Việt Nam xuất khẩu các loại hoa quả nói trên vào Trung Quốc. Có thể bước đầu quy định này sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu hoa quả của Việt Nam, nhưng về lâu dài sẽ tạo sự bài bản, thuận lợi cho buôn bán giữa hai nước.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN và PTNT), đến ngày 8/6 mới có 29/63 tỉnh, thành trên cả nước gửi báo cáo thông báo về tình hình sản xuất, diện tích và đăng ký nguồn gốc xuất xứ, đóng bao gói về Cục Trồng trọt (đơn vị tiếp nhận đăng ký 5 loại hàng nông sản trên).

Ngày 25/5/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 1382/BNN-QLCL về việc xuất khẩu sắn và 5 loại trái cây sang Trung Quốc.

Đối với các sản phẩm trái cây, hai bên cam kết: Phía Trung Quốc cung cấp danh sách các trang trại, vườn trồng và cơ sở bao gói tất cả các loại trái cây của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam; phía Việt Nam cung cấp danh sách các trang trại, vườn trồng và cơ sở bao gói 5 loại trái cây (thanh long, vải, chuối, dưa hấu và nhãn) của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc; thời hạn để các bên cung cấp cho nhau danh sách là trước ngày 1/7/2009.
 

(Internet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá hàng hóa tăng vọt khi đồng đô la sụt giảm
  • Thị trường trong nước bị bỏ quên
  • VN ngày càng thích nghi với thị trường quốc tế
  • Buôn lậu những mặt hàng "nóng" vẫn hoành hành trên tuyến biên giới
  • Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm?
  • Các doanh nghiệp cần tiếp cận nét mới của thị trường Nga
  • Thương hiệu Mỹ: Xuống ở Mỹ và lên ở Trung Quốc?
  • Kích cầu tiêu dùng hàng nội - Dễ hay khó?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo