Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Yếu tố thành công trên thị trường bán lẻ

Hiểu biết về người tiêu dùng, về ngành hàng, kênh phân phối hiện đại và truyền thống đang ngày càng chứng tỏ là yếu tố cốt lõi trong việc tạo ra thành công cho nhà bán lẻ trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Thị trường hấp dẫn

Từ ngày 1/1/2009, nước ta đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ.Theo đó, các doanh nghiệp (DN) 100% vốn nước ngoài có thể tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, ngành bán lẻ Việt Nam đã đóng góp trên 15% vào GDP/năm và trong năm 2009, ngành đã có bước ngoặt quan trọng, đó là xuất hiện các loại hình bán lẻ đa dạng, hiện đại và chiếm 18-20% thị phần, tiếp tục chứng minh là kênh tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng.

Doanh số bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2008. Trên đà khởi sắc của thị trường tiêu dùng nội địa, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ được nhận định sẽ còn tiếp tục tăng trên 20% trong năm 2010, ước đạt 1.440 nghìn tỷ đồng.

Đây là cơ sở để Công ty Nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS (Mỹ) dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ đạt doanh số 85 tỷ USD vào năm 2012.

Theo đại diện Tập đoàn Lotte Mart (Hàn Quốc), doanh số của siêu thị đầu tiên (tại TP Hồ Chí Minh, mở cửa cách nay hơn 1 năm) đạt 40% chỉ tiêu đề ra, đủ cơ sở để họ tự tin hướng đến mục tiêu mở 30 siêu thị ở Việt Nam.

Metro Cash & Carry ( của Đức) cho biết sẽ mở thêm 4 trung tâm bán sỉ trong năm nay tại Long Xuyên- An Giang, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Định.  Big C hiện đã có 10 siêu thị và sẽ không dừng ở mức gấp đôi con số này. Dự kiến tháng 9/2010 Big C sẽ mở thêm siêu thị tại TP Vinh, Nghệ An.

Xuất hiện tại Việt Nam  từ năm 2005, kế hoạch của hệ thống trung tâm mua sắm Parkson là trong vòng 5 năm sẽ mở 10 điểm mua sắm. Đến nay Parkson đã  mở 8  trung tâm trên toàn quốc.

Thực tế, các nhà bán lẻ của Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc đã mở văn phòng đại diện ở TP.HCM trong 5 năm qua chờ cơ hội kinh doanh.

Chú trọng nhân tố người tiêu dùng

Để phát triển thị trường bán lẻ bền vững, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, các DN bán lẻ cần phát huy mọi nguồn lực sau ảnh hưởng của khủng hoảng, tăng cường liên kết giữa các nhà bán lẻ và nhà sản xuất để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và toàn xã hội.

Theo hướng này, đại diện của Big C cho biết, DN đã có bộ phận quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên làm việc với các nhà cung cấp để có thể kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào của sản phẩm.

Trong các xu hướng phát triển thị trường bán lẻ, việc nhà phân phối thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, điều đó có nghĩa là phải đặc biệt chú trọng yếu tố người tiêu dùng bởi chính người tiêu dùng sẽ là nhân tố định hướng phát triển cho toàn bộ ngành bán lẻ Việt Nam.

Hiểu biết về người tiêu dùng, về ngành hàng, kênh phân phối và truyền thông đang ngày càng chứng tỏ là yếu tố cốt lõi trong việc tạo ra thành công cho nhà bán lẻ.

Thêm vào đó là vấn đề ưu tiên chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, trình độ quản lý, trang bị công nghệ hiện đại, chủ động nắm bắt xu hướng phát triển thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

10 DN Việt Nam lọt vào danh sách 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương năm 2010:

 Saigon Co.op (với hệ thống siêu thị Co.opMart); Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC; Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận – PNJ; Trung tâm Điện máy Nguyễn Kim; Mobile World; hệ thống siêu thị Big C; hệ thống Parkson; chuỗi siêu thị điện máy Best Carings; chuỗi cửa hàng G7 Mart; Trung tâm Thương mại Diamond Plaza.

(Nguồn: Tạp chí Retail Asia, Singapore)

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo